Mức xử phạt hành vi vi phạm trách nhiệm tái chế sản phẩm như thế nào?
Công Thương 24h 24/12/2022 17:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đối với 6 nhóm sản phẩm.
Nhà sản xuất, nhập khẩu buộc phải tái chế bao bì
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ - CP quy định, nhà sản xuất, nhập có trách nhiệm khẩu trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đối với các nhóm sản phẩm như: pin, ắc quy; dầu nhớt; săm, lốp; điện, điện tử; phương tiện giao thông và nhóm bao bì mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi…
![]() |
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt với số tiền lên đến một tỷ đồng |
Với quy định, trách nhiệm này sẽ thực hiện từ năm 2024 trở đi và nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong hai hình thức: Tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
Nếu nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn tự mình tổ chức tái chế thì có thể tự thực hiện tái chế hoặc thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế hoặc ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế hoặc kết hợp các cánh thức nêu trên.
Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu không tự mình tổ chức tái chế mà lựa chọn đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế thì nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ đóng tiền theo định mức tái chế (Fs). Hiện Bộ Tài nguyên & Môi trường đang xây dựng và hoàn thiện quy định về định mức Fs để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chậm thực hiện hoặc gian lận trách nhiệm tái chế đều sẽ bị phạt nặng
Để đảm bảo tính hiệu quả và răn đe trong quá trình thực hiện trách nhiệm này, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường đã đưa ra mức hình phạt nghiêm khắc đối với các nhà sản xuất, nhập khẩu có hành vi gian lận trong quá trình thực hiện trách nhiệm tái chế.
Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu có hành vi không thực hiện trách nhiệm tái chế hoặc không nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế hoặc chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn 91 ngày trở lên hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn 91 ngày trở lên sẽ bị phạt từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Mức phạt này cũng dành cho hành vi ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức trung gian tổ chức tái chế không đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc ký hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu mà không đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Hoặc, tái chế phế liệu nhập khẩu để xác định kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc đề nghị hỗ trợ tái chế; Sử dụng một kết quả khối lượng tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu; Sử dụng kết quả khối lượng tái chế đã xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu để đề nghị được hỗ trợ tái chế hoặc đã được nhận hỗ trợ tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu; Sử dụng khối lượng tái chế không đạt quy cách tái chế bắt buộc để xác định kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có hành vi tự thực hiện tái chế, ký hợp đồng tái chế với đơn vị tái chế không đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc ký hợp đồng thực hiện tái chế với nhà sản xuất, nhập khẩu mà không đáp ứng yêu cầu theo quy định bị phạt tiền từ 850 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Đây là mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm các quy định về tái chế sản phẩm, bao bì, là một trong các biện pháp bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Ngày này năm xưa 20/3: Ngày ban hành Luật Khoáng sản
Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Belarus

Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp hóa chất, giấy, điện ở Việt Trì

3 nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Báo Công Thương đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ V của TP Hà Nội

Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày này năm xưa 13/3: Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm

Ngày này năm xưa 11/3: Thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng

Ngày này năm xưa 10/3: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu

Ngày này năm xưa 9/3: Bộ Công Thương ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hoá chất

Ngày này năm xưa 8/3: Khánh thành nhà máy dệt 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà

Ngày này năm xưa 6/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế

Ngày này năm xưa 5/3: Ban hành quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày này năm xưa 4/3: Ban hành quản lý, sử dụng biểu trưng Chương trình Thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 3/3: Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công Thương; Điều tra chống bán phá giá thép mạ NK

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài
