Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát đúng mục tiêu Lạm phát năm 2024: Không còn “nóng” như 2023? Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, thị trường chứng khoán khởi sắc tích cực

Áp lực lạm phát vẫn lớn

Năm 2024, bên cạnh thành công trong tăng trưởng GDP đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra, Việt Nam còn được đánh giá thành công trong kiểm soát lạm phát khi đạt 3,63%. Kết quả này được TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá “thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Quốc hội đề ra”.

Đặc biệt, với kết quả kiểm soát lạm phát 3,63% trong năm 2024 – đánh dấu năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dới 4%.

Người dân Thủ đô mua sắm hàng Tết tại siêu thị Winmart Royal City (Tòa nhà R3, Trung tâm thương mại Wincom Mega Mall Royal City, số 72 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 8/1 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 cũng đặt mục tiêu, lạm phát năm 2025 kiểm soát ở mức 4,5%.

Đánh giá về các yếu tố có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, áp lực lạm phát năm 2025 có thể đến từ một số yếu tố như: Xung đột quân sự ở một số quốc gia leo thang căng thẳng, diễn biến khó lường, có nguy cơ lan rộng. Cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt.

Cùng với đó, hiện tượng thời tiết cực đoan tác động nghiêm trọng tới kinh tế - xã hội toàn cầu. Điều này có thể tạo nên sự đứt gãy chuỗi cung ứng, làm gia tăng chi phí vận tải, tác động đến biến động giá các mặt hàng chiến lược trên thế giới, gây ra các rủi ro về an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Đặc biệt, các chính sách thuế trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có khả năng rất khắc nghiệt, dẫn đến các phản ứng trả đũa từ các quốc gia. Bảo hộ thương mại và rào cản thương mại gia tăng sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, điều này có thể gây ra một đợt lạm phát mới, đồng thời làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao trở lại.

Ở trong nước, bà Nguyễn Thị Hương cho rằng, chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất có thể tăng lên theo giá thế giới và chịu tác động từ biến động tỷ giá, ảnh hưởng đến chi phí, giá thành sản phẩm, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên và tạo áp lực lên lạm phát.

Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện lộ trình thị trường đối với các dịch vụ do nhà nước quản lý như giá điện, học phí, giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, chi phí sẽ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2025.

Các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát hợp lý. Ngoài ra, theo đại diện Tổng cục Thống kê, theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, trong năm nếu thiên tai, dịch bệnh xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, những điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.

tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năn 2025 vẫn là một 'ẩn số'. Ảnh minh hoạ

Giải pháp kiểm soát lạm phát 4,5%

Theo chuyên gia kinh tế, PGS, TS. Ngô Trí Long, dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý (dao động từ 3,5-4,5%). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, lạm phát năm 2025 vẫn là một ‘ẩn số’ và không nên chủ quan với mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm 2025.

Mong muốn kiểm soát lạm phát năm 2025 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, đại diện Tổng cục Thống kê kiến nghị, Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì, chỉ đạo các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục... với mức độ tăng và thời điểm cụ thể để xem xét quyết định về mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do nhà nước quản lý phù hợp, chủ động, đồng bộ, thống nhất bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Cùng với đó, cần sớm có phương án, lộ trình điều chỉnh giá đầy đủ, đồng bộ, thống nhất giữa các mặt hàng để tránh bị động trong ban hành và thực thi chính sách về giá. Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng, dầu, gas... để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ, Tết nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời với đó, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Để kiểm soát lạm phát năm 2025, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa thận trọng, hạn chế bội chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt, nhà nước kiểm soát giá các mặt hàng như xăng dầu, điện, thực phẩm, thuốc men để tránh tăng giá đột biến…
Linh Đan

Tin mới cập nhật

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Mận hậu đầu mùa được bán với mức giá cao vượt trội so với mọi năm, nhưng vẫn được những tín đồ ẩm thực sành ăn “săn đón”.
Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Theo số liệu thống kê, quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với nhiều đổi mới trong chương trình.
Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim, loài quả đặc sản được trồng tại các tỉnh vùng cao đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng trái và giá rẻ bất ngờ.
Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần chuẩn bị sẵn hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường nhà ở, tiếp cận giải pháp tài chính và nhà ở phù hợp.
Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố lịch xét tuyển đại học 2025; đồng thời lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh, Quy chế tuyển sinh của các trường
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.
Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Người trồng quế tỉnh Quảng Nam đang bước vào vụ thu hoạch quế chính. Năm nay, quế được mùa, giá thu mua ổn định.
Phiên bản di động