Mục tiêu chuyển đổi số và quyết tâm của ngành Công Thương
Ý kiến 28/05/2023 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp ngành Công Thương: Chuyển đổi số là vấn đề “sống còn” Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi số |
Tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2023 vừa diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có một nhận xét đáng chú ý là Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường chuyển đổi số. Tuy nhiên người lãnh đạo Chính phủ cũng đánh giá, chiến lược về chuyển đổi số trong khi được nhận thức đúng đắn nhưng khâu thể chế hóa, tạo lập môi trường pháp lý còn chưa kịp thời. Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục sửa đổi, tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, giao dịch điện tử…
Là bộ quản lý ngành trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng - những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, Bộ Công Thương đã rất chủ động trong việc thúc đẩy chuyển đổi số. Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã sớm có Nghị quyết số 33-NQ/BCSĐ ngày 27/01/2022 lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số của ngành Công Thương giai đoạn 2022 – 2025 trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Mục tiêu chuyển đổi số của giai đoạn này là 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan thông tin một cửa điện tử của bộ được xác thực điện tử, giao dịch trên Cồng dịch vụ công quốc gia, 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được xác thực điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu được tích hợp lên Cơ chế một cửa quốc gia.
Theo các chuyên gia, để phục vụ cho công tác quản lý của ngành Công Thương đáp ứng được đòi hỏi của giai đoạn tới công tác phát triển dữ liệu lớn về công nghiệp, thương mại và năng lượng là hết sức quan trọng và cần thiết để một mặt công tác quản lý hiệu quả hơn, mặt khác người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi hơn, mức độ tương tác giữa ngành Công Thương với người dân và doanh nghiệp cũng vì thế mà sâu sắc hơn, mức độ đồng thuận chính sách cao hơn.
Nhận thức được vấn đề này, nghị quyết về chuyển đổi số của Bộ Công Thương xác định tập trung cao cho việc xây dựng chiến lược dữ liệu cấp bộ phù hợp với Chiến lược dữ liệu quốc gia; nâng cấp Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, tổ chức thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia và cơ chế một cửa quốc gia.
Năm 2023 được kỳ vọng sẽ là năm mà công tác phát triển dữ liệu lớn trong chuyển đổi số của Bộ Công Thương có bước tiến mới, đưa ngành Công Thương là ngành chủ động đi đầu trong công tác này. Việc phát triển dữ liệu lớn về thương mại, công nghiệp và năng lượng được xem là động lực căn bản để thúc đẩy thương mại điện tử, thương mại số, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên cả nước, đặc biệt là thúc đẩy phát triển các sàn thương mại điện tử Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khi “giang hồ mạng” tổ chức Trung thu cho em

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam?

Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn?

680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"
Tin cùng chuyên mục

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng
