Mức thuế chống bán phá giá mật ong: Đã tiến bộ nhưng chưa thỏa đáng

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán phá giá dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Ông Đinh Quyết Tâm - Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương ngay sau quyết định này.
Bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mật ong Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán phá giá dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Ông đánh giá như thế nào về con số này?

Về kết luận sơ bộ ban đầu này theo tôi có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, bởi sự vào của cả hệ thống chính trị từ Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Cục Phòng vệ Thương mại, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương); vai trò quan trọng của ngành sản xuất, xuất khẩu mật ong trong việc hợp tác với Cơ quan điều tra và cả sự ủng hộ của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trong gần 1 năm qua đã đem lại kết quả này.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam
Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam

Như vậy, so với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam ở kết luận cuối cùng giảm gần 7 lần.

Tuy nhiên, theo tôi về mặt thương mại thì lại không có ý nghĩa nhiều. Bởi lẽ, trong khi mức thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng cho Ấn Độ chỉ ở mức 5,85%, còn áp dụng đối với Việt Nam ở con số 58,74% - 61,27%. Đây là con số quá cao. Kết quả này đã tiến bộ nhưng theo tôi vẫn chưa thỏa đáng.

Cơ sở để tính ra con số 410,93% - 413,99% lúc đầu và 58,74% - 61,27% hiện nay là chưa hợp lý. Với mức thuế này thì mật ong của Việt Nam không thể cạnh tranh được mật ong của Ấn Độ tại thị trường Hoa Kỳ.

Ông có thể nói cụ thể hơn về việc này?

Trong điều kiện kinh tế xã hội và sản xuất của Việt Nam và Ấn Độ là tương đương nhau. Sản phẩm mật ong của Việt Nam và Ấn Độ gần tương đồng nhau như nhau. Số lượng xuất khẩu mật ong của Việt Nam và Ấn Độ vào thị trường này là như nhau (khoảng trên 50.000 tấn), phân khúc thị trường như nhau, giá cả không chênh nhau nhiều.

Ông Đinh Quyết Tâm-Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam
Ông Đinh Quyết Tâm - Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam

Ấn Độ và Việt Nam cùng trong nhóm đối tượng của điều tra chống bán phá giá. Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và DOC và lấy giá của Ấn Độ làm giá trị thay thế để tính toán và kết quả cuối cùng.

Về phía Hội nuôi ong Việt Nam và các đối tượng điều tra chống bán phá giá đều đã cung cấp tất cả các số liệu cần thiết cho DOC. Tuy nhiên, mức thuế chống bán phá giá của Việt Nam phải chịu cao hơn 10 lần so với của Ấn Độ. Cơ sở nào để đưa ra kết quả chênh nhau nhiều như vậy? Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ cũng như ngày công lao động của người nuôi ong Ấn Độ cao hơn Việt Nam.

Con số này thực sự chưa công bằng cho các nhà nuôi ong Việt Nam và liệu có sự phân biệt đối xử nào không? Do đó, việc này chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh để phía DOC có những tính toán hợp lý hơn. Tôi cho rằng, ngay cả các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng chưa hài lòng về con số này.

Tại Hoa Kỳ, có hai cơ quan tham gia vào một vụ việc điều tra chống bán phá giá là DOC (xác định mức thuế chống bán phá giá) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - ITC (xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước). Biện pháp chống bán phá giá sẽ chính thức có hiệu lực trên cơ sở kết luận cuối cùng về bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Ông có kiến nghị gì với phía cơ quan chức năng Hoa Kỳ?

Hiện nay, ITC đang điều tra về thiệt hại và dự kiến ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 23/5/2022. Theo số liệu thống kê của ITC, sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 56.133 tấn với kim ngạch khoảng 82,1 triệu USD.

Về phía Việt Nam, không chỉ các cơ quan chuyên môn mà cả các đối tượng điều tra bắt buộc và đối tượng tự nguyện đã cung cấp tất cả các dữ kiện cần thiết cho phía DOC. Nhưng kết quả vẫn còn quá chênh lệch. Do đó, tôi cho rằng phía DOC cần tính toán lại việc này, xem thật sự đã hợp lý chưa.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại diện thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội nuôi ong Việt Nam vẫn kỳ vọng phía Hoa Kỳ xem xét một cách công bằng hơn.

Về phía các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Phòng vệ Thương mại, Hiệp hội ong Việt Nam cần tiếp tục đấu tranh để có được kết quả hợp lý hơn.

Ông kỳ vọng vào mức phán quyết cuối cùng nào của DOC đối với mật ong Việt Nam?

Theo tôi, nếu công bằng thì mức thuế phải bằng hoặc thấp hơn mức thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp cho Ấn Độ.

Việc áp thuế như hiện nay sẽ gây thiệt hại không chỉ riêng đối với người sản xuất và ngành mật ong của Việt Nam mà còn thiệt hại cho ngay cho nhà sản xuất và nhập khẩu Hoa Kỳ. Bởi lẽ, hơn 30 năm qua các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ là bạn hàng truyền thống, họ đã dùng nguyên liệu của Việt Nam, phân khúc thị trường và người tiêu dùng đã quen với sản phẩm này.

Hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu mật ong của Ấn Độ vào Hoa Kỳ tăng lên rất nhiều so với năm ngoái do thiếu hụt hàng. Những nhà máy và người tiêu dùng Hoa Kỳ không thể ngày một ngày hai mà chuyển ngay được nguồn nguyên liệu thay thế của Việt Nam và chấp nhận hàng thay thế với mức giá cao hơn.

Do đó, tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, việc đưa về mức thuế công bằng, hợp lý sẽ không chỉ mang lợi ích cho người sản xuất Việt Nam mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ cũng như nhà sản xuất thực phẩm Hoa Kỳ.

Bên cạnh việc đàm phán, kiến nghị DOC xem xét lại mức thuế áp chống bán phá giá hợp lý, các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong cũng đang chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác tránh phụ thuộc vào một thị trường như Hoa Kỳ, ông đánh giá như thế nào về việc này?

Bên cạnh việc đàm phán, kiến nghị DOC xem xét lại mức thuế áp chống bán phá giá hợp lý, trong thời gian qua, Hội nuôi ong Việt Nam và các doanh nghiệp cũng đang cố gắng thay đổi quy trình sản xuất cũng như có được sản phẩm phù hợp với các thị trường khác như EU, ASEAN.... Bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhu cầu thị trường nội địa cũng tăng lên.

Mọi việc bước đầu cũng còn gặp nhiều khó khăn. Chúng ta không thể thay đổi được ngay được thị trường nhập khẩu nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy có nhiều hứa hẹn. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp và ngay cả người sản xuất đã bước đầu có những sự thay đổi để phù hợp với thị trường mới.

Xin cám ơn ông!

Tháng 5/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã có thông báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Cuối năm 2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%.

Ngày 8/4/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán phá gái dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%.

Thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 95% sản lượng xuất khẩu của mật ong Việt Nam. Sản phẩm mật ong của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là mật lá được làm nguyên liệu chủ yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Việc DOC áp mức thuế chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam không chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam mà cũng gián tiếp gây ra khó khăn cho các nhà nhập khẩu mật ong tại Mỹ do thiếu nguồn cung nguyên liệu cho chế biến.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.
Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động