Mùa vàng trên rẻo cao
An sinh xã hội vùng Tây Bắc Thứ sáu, 11/10/2019 - 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Với địa hình núi cao, suối sâu, địa hình phức tạp… ruộng bậc thang từ bao đời đã trở thành hình thức canh tác sáng tạo của đồng bào DTTS ở nhiều tỉnh miền núi. Tùy vào điều kiện tự nhiên của mỗi khu vực, bà con có thể canh tác 1 hay 2 vụ, trồng lúa nước hay lúa nương trên các diện tích ruộng này. Với vụ mùa chính, thời gian thu hoạch lúa thường kéo dài trong khoảng 3 tuần (từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10). Đây cũng là vụ thu hoạch lúa chủ đạo trong năm của hầu hết các hộ gia đình và là vụ lúa duy nhất đối với một số địa phương khan hiếm nguồn nước… Chính vì vậy, vụ thu hoạch này cũng được xem là mùa hy vọng, mùa no ấm của nhiều hộ đồng bào DTTS sống dựa vào cây lúa.
![]() |
Vụ mùa năm nay, lúa tương đối được mùa, đi đến đâu, trò chuyện bên nương lúa với người Dao, người Mông, người Tày hay người Thái đều bắt gặp những nụ cười rạng rỡ, người già đến trẻ em, ai ai cũng háo hức với công việc cắt, tuốt và chuyển lúa về nhà…
![]() |
Đồng bào các dân tộc rộn ràng thu hoạch lúa |
Thay vì đập lúa nhọc nhằn như trước kia, khoảng 5 năm trở lại đây, cứ 10 hộ thì có đến 7 hộ đã sắm được máy tuốt lúa. Nhờ đó, việc tuốt lúa đã nhanh gấp 3 lần, người nông dân cũng nhàn hơn rất nhiều. Vừa gặt xong khoảng ruộng thấp, đang chuyển máy tuốt lên khoảng ruộng cao, anh Hoàng Văn Tỵ, dân tộc Tày ở xã Thàng Tín, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang phấn khởi chia sẻ: “Mua máy tuốt đạp chân hơn 2 triệu đồng/cái, máy tuốt chạy bằng động cơ thì đắt hơn khoảng 1 triệu đồng. Giờ nhà nào cũng cố gắng mua rồi. Ai chưa có thì đợi anh em gặt xong rồi mượn…”.
![]() |
Các nếp nhà ẩn hiện bên những ruộng lúa chín vàng |
Nếu như ruộng bậc thang đã cung cấp lương thực, nuôi sống nhiều thế hệ người DTTS ở vùng cao, giờ đây, nhiều địa phương như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái… còn khai thác vẻ đẹp riêng có của ruộng bậc thang vào việc phát triển du lịch; mở ra hướng đi mới, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ đồng bào.
![]() |
Trẻ em nô đùa bên những bao thóc thơm hương lúa mới |
Lúa đã được gặt, thóc đang được hong khô, từng bao thóc căng tròn đang được gác lên gác bếp, cất vào trong kho, đổ đầy bồ lớn, bé. Sau những ngày tháng nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một mùa vàng no ấm lại đang về với đồng bào dân tộc trên các rẻo cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 3: Thay đổi từ tư duy, nhận thức

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 2: Vẫn còn những thách thức cho cây quế

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 1: Xóa đói giảm nghèo cùng cây quế

Trao tặng 5 điểm trường học mới cho học sinh vùng cao Tây Bắc
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm việc tại Phú Thọ, Thái Nguyên

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam bàn giao 2 công trình cầu đập tràn tại tỉnh Hà Giang

Hà Giang đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội

Sơn La: Thắp sáng niểm tin, đưa ánh sáng của Đảng đến với đồng bào các dân tộc

Thống nhất giá thu mua dong riềng vụ 2019

Quảng Ninh: Vận hội 56 năm

Lào Cai: Sâm đất bán chạy

Lời mời gọi từ những bậc thang vàng

Phấn đấu đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

Một đời say với điệu xòe

Bà con gặp khó khăn do giá ngô hạt giảm

Có ý chí, quyết tâm cao để hành động hiệu quả

Xây dựng tư duy sản xuất hàng hóa lớn

Mèo Vạc, Hà Giang: Chung tay mở đường vào Trù Sán

Tạo đà khai thác tiềm năng, lợi thế vùng Tây Bắc

Chung tay vì sức khỏe nông dân Tây Bắc

Khởi nghiệp vùng Dân tộc thiểu số- Từ chính sách đến thực tiễn cuộc sống

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh miền núi phía Bắc

Dekalb Việt Nam: Gieo mầm ấm no tại Sơn La
