Một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm rất khó về đích, nếu không đột phá hơn

Bên cạnh chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu về lạm phát, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm sẽ rất khó đạt được.
Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và kế hoạch 5 năm EVN: Phấn đấu vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm
Một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm rất khó về đích, nếu không đột phá hơn
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục gặp nhiều thách thức

Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá một số chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 sẽ rất khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn.

Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn là thách thức lớn

Theo chương trình phiên họp thứ 27, sáng 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, trong đó có đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khái quát, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, 9 tháng đầu năm 2023 đạt 4,24%, tạo áp lực lớn đối với việc đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5%. Bình quân 3 năm 2021-2023 ước tăng trưởng GDP đạt 5,17-5,50%, thấp hơn bình quân 3 năm 2016-2018 (7,03%).

Bối cảnh thời gian tới, theo dự báo của Chính phủ, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh tác động từ bên ngoài, khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế không thể sớm khắc phục trong “một sớm, một chiều”. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức lớn; độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn.

Diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư… của nước ta, tạo sức ép rất lớn trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo, Chính phủ dự báo.

Về khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021- 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thêm một lần nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 5,25%, 9 tháng năm 2023 đạt 4,24% và tiếp tục phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm đã đề ra.

Báo cáo nêu rõ, áp lực đặt ra đối với các năm còn lại là tương đối nặng nề và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, cần phải có nhiều quyết sách mới, tìm ra nhiều động lực, cơ hội mới để tăng tốc, bứt phá.

Như, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông quan trọng giúp mở rộng không gian phát triển; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tranh thủ cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút các dự án FDI quy mô lớn; nghiên cứu và phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, vật liệu mới như chip bán dẫn, hydrogen…

Không chỉ GDP khó về đích

Thẩm tra giữa kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 - 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Cả WB và IMF đều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là 4,7%, năm 2024 là 5,5-5,8%.

“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5% - 7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020 (6,25%) theo Nghị quyết của Quốc hội cần phải có sự cố gắng rất lớn”, Thường trực cơ quan thẩm tra lưu ý.

Báo cáo thẩm tra cũng phản ánh nhiều ý kiến cho rằng nhiệm vụ trước mắt phải củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông quan trọng giúp mở rộng không gian phát triển; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tranh thủ cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút các dự án FDI quy mô lớn; nghiên cứu và phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, vật liệu mới như chip bán dẫn, hydrogen...

Cũng theo IMF, việc thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn trong thời gian tới cần dựa chủ yếu vào chính sách tài khóa, trong khi chính sách tiền tệ đã sử dụng quá nhiều trong thời gian qua và dư địa hiện tại là rất hạn hẹp, báo cáo nêu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, llạm phát vẫn có rủi ro tăng cao cùng với việc tiếp tục triển khai lộ trình điều chỉnh giá Nhà nước quản lý (điện, học phí, giáo dục...) và tác động từ các yếu tố ngoài nước.

Bên cạnh chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu về lạm phát, Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá một số chỉ tiêu sẽ rất khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn.

Cụ thể, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ước đến cuối năm 2023 đạt 4.337 USD - 4.378 USD; trong khi mục tiêu kế hoạch là 4.700 USD - 5.000 USD.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo ước thực hiện đến cuối năm 2023 đạt 23,8 - 23,9 % GDP; mục tiêu kế hoạch là trên 25% GDP.

Chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân ước thực hiện đến cuối năm 2023 khoảng 3,77-4,76%; ước thực hiện cả giai đoạn 2021 - 2023 là 4,36-4,69%, thấp hơn so với bình quân 3 năm 2016-2018 (6,26%), còn khoảng cách rất xa so với mục tiêu kế hoạch bình quân trên 6,5%.

Tỷ lệ đô thị hóa (tỷ lệ dân số thành thị trong tổng dân số cả nước) ước thực hiện năm 2023 là 42,7%; bình quân giai đoạn 2021 - 2023 là 38,5%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch là bình quân khoảng 45%.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu về xã hội, chỉ tiêu về môi trường vẫn còn nhiều thách thức để đạt được như chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28-30%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số.

Chỉ tiêu dự báo không đạt là tuổi thọ trung bình khoảng 75,5 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh tối thiểu 67 năm…, cơ quan thẩm tra lưu ý.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu quy định thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, trữ lượng khoáng sản.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Ngày 5/11 Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “80 năm Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng”.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo Công Thương giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

Ngày 4/11, phát biểu tại hội trường, Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 06 tháng tăng 50% so với năm 2023.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sáng 4/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động