Một giai đoạn mới, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất

Lạng Sơn đã triển khai quan hệ hợp tác sâu rộng với địa phương Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế-xã hội tỉnh và mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước.
Vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển Điểm lại mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - địa phương biên giới, có vị trí quan trọng trong kết nối giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc cũng như giữa ASEAN-Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.

Một giai đoạn mới, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất- Ảnh 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 30/10-1/11/2022

Giai đoạn mới, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất

Xin đồng chí nhận định, đánh giá về cơ hội, triển vọng hợp tác kinh tế giữa 2 nước sau những chuyến thăm tốt đẹp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc?

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn: Từ năm 2022 đến nay, lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, tiếp xúc cấp cao rất thành công, đặc biệt là chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10-1/11/2022, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc".

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc với rất nhiều các hoạt động đối ngoại cấp cao giữa hai bên tiếp tục tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc bước sang một giai đoạn mới, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất.

Trong những chuyến thăm này, lãnh đạo hai Đảng, hai nước đều đạt được những nhận thức chung rất quan trọng về tin cậy chính trị và hợp tác trong các lĩnh vực, trong đó có trọng tâm hợp tác về kinh tế. Hai bên nhất trí nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kết nối giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, nâng cao hiệu suất thông quan, duy trì giao thương thông suốt, bảo đảm chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.

Hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên cũng được lãnh đạo hai bên rất quan tâm, chỉ đạo thúc đẩy. Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân tháng 6 năm nay của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ký thỏa thuận khung cùng thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh biên giới Việt-Trung trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng.

Là một địa phương biên giới, có vị trí quan trọng trong kết nối giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc cũng như giữa ASEAN-Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc đã tạo tiền đề vững chắc cho các địa phương biên giới như Lạng Sơn-Quảng Tây củng cố tin cậy chính trị, giao lưu hữu nghị, đặc biệt là tận dụng các khuôn khổ hợp tác về kinh tế giữa hai nước để phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, triển khai hợp tác sâu, rộng nhằm phát triển kinh tế-xã hội địa phương và mang lại càng nhiều lợi ích cho Nhân dân và doanh nghiệp của hai bên.

Một giai đoạn mới, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất- Ảnh 8.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ - Ảnh: VGP/P. Liên

Đáp ứng tối đa nhu cầu giao thương của doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc

Lạng Sơn là địa bàn trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc lớn nhất trên đường bộ, là con đường quan trọng để xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc; đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc-ASEAN và ngược lại. Xin đồng chí cho biết những bài học hay, kinh nghiệm quý trong phát triển giao thương biên giới được địa phương đúc kết?

Ông Hồ Tiến Thiệu: Trong những năm qua, Lạng Sơn là một địa bàn hấp dẫn, sôi động trong hoạt động thương mại-dịch vụ-xuất nhập khẩu, trở thành một trong những cửa ngõ chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc, tương lai không xa sẽ là đầu cầu quan trọng trong trung chuyển, thông thương hàng hoá ASEAN-Trung Quốc.

Để đạt được các kết quả như thời gian qua và tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển thương mại biên giới trong thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp.

Đó là tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng biên giới, ưu tiên lựa chọn khu vực cửa khẩu có điều kiện phát triển nhanh để tạo động lực và liên kết vùng trong hoạt động thương mại biên giới. Trọng điểm là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu chính Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình trọng điểm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như mở rộng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, dự án xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa với tổng vốn đầu tư là 3.299 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng đất 143,7 ha; dự án đầu tư hạ tầng khu chế xuất 1 nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn với tổng diện tích 126,38 ha, tổng vốn đầu tư 1.034 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà xưởng Phúc Khang thuộc Khu phi thuế quan nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, với tổng diện tích 78 ha, tổng nguồn vốn đầu tư 722,3 tỷ đồng.

Là tỉnh tiên phong trong việc xây dựng nền tảng cửa khẩu số, Lạng Sơn đã thực hiện kê khai trên nền tảng cửa khẩu số tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh, qua đó góp phần hội nhập quốc tế trong việc giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa

Lạng Sơn coi việc thúc đẩy, tăng cường hợp tác với Quảng Tây, Trung Quốc về thương mại biên giới là việc quan trọng. Vào tháng 2/2023, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức các Đoàn đại biểu tham dự hội đàm trực tuyến Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân năm 2023 giữa các Bí thư Tỉnh ủy, Khu ủy và Hội nghị lần thứ 14 Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tại tỉnh Hà Giang.

Đặc biệt, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và dự Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thiên Tân (Trung Quốc), Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn và Chủ tịch Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ký "Thỏa thuận khung giữa UBND tỉnh Lạng Sơn, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc cùng thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh".

Sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã khẩn trương chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Tỉnh đã triển khai các nhiệm vụ, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để bổ sung, hoàn thiện nội dung Đề án, hiện đang trình Chính phủ xem xét.

Tỉnh cũng tích cực trao đổi, đẩy mạnh hợp tác về mở, nâng cấp cửa khẩu, hoàn thiện thủ tục nội bộ để đưa đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089, cặp chợ Tân Thanh (Việt Nam)-Pò Chài (Trung Quốc) khu vực mốc 1090-1091 và lối mở Cốc Nam (Việt Nam)-Lũng Nghịu (Trung ‎Quốc) qua khu vực mốc 1104-1105 trở hành lối thông quan (đa công năng) ‎thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi, thúc đẩy sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cửa khẩu, hoàn thiện thủ tục nội bộ, cùng báo cáo, trình Chính phủ hai nước phê chuẩn mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Bình Nghi (Việt Nam)-Bình Nhi Quan (Trung Quốc); tích cực trao đổi, thống nhất xác nhận thời gian làm việc chính thức tại cặp cửa song phương Chi Ma (Việt Nam)-Ái Điểm (Trung Quốc) và thực hiện quy trình để bổ sung cặp cửa khẩu này vào Phụ lục kèm theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

Tỉnh luôn chỉ đạo theo dõi, nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách của Trung ương về quản lý và phát triển thương mại biên giới, từ đó triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tận dụng tối đa các kênh thông tin từ các bộ, ngành, các chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, các hiệp hội ngành hàng… để cập nhật những chính sách, quy định của Trung Quốc đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đường bộ và luôn chủ động trong mọi tình huống, kịp thời xử lý và báo cáo cấp có thẩm quyền về các khó khăn phát sinh, duy trì hoạt động thông quan hàng hóa ổn định; cùng phối hợp với các cấp có thẩm quyền của hai bên để thúc đẩy ký kết các Nghị định thư và mở rộng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu.

Một giai đoạn mới, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất- Ảnh 11.
Lạng Sơn đã tiên phong trong cả nước triển khai nền tảng "Cửa khẩu số" - Ảnh: VGP
Qua chia sẻ của đồng chí cũng như trên thực tế, Lạng Sơn là địa phương thí điểm trong cả nước vận hành "Cửa khẩu số", cửa khẩu thông minh. Xin đồng chí chia sẻ thêm về những việc làm của Lạng Sơn?

Ông Hồ Tiến Thiệu: Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thí điểm Nền tảng cửa khẩu số tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh nhằm chuyển đổi số tổng thể và toàn diện khu vực cửa khẩu.

Trên cơ sở đó, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Nền tảng cửa khẩu số sử dụng công nghệ hiện đại, giúp các lực lượng chức năng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động trên một nền tảng số duy nhất. Nền tảng cửa khẩu số thực hiện số hóa hoàn toàn các thông tin khai báo của doanh nghiệp trước khi hàng hóa đến cửa khẩu. Công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị tại cửa khẩu chỉ thực hiện kiểm tra, xác nhận đăng ký, xác nhận phương tiện thực tế vào cửa khẩu và phương tiện vào địa điểm tập kết hàng hóa trên nền tảng cửa khẩu số.

Các thông tin khai báo trên nền tảng cửa khẩu số đã đáp ứng được việc khai báo tờ khai điện tử để thay thế tờ khai bằng giấy như trước đây.

Sau gần 2 năm đi vào vận hành (từ 21/2/2022 đến nay), 100% các doanh nghiệp đã khai báo trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số trước khi phương tiện đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý thông quan trên Nền tảng cửa khẩu số (bao gồm cả xe nhập khẩu và xe xuất khẩu); số doanh nghiệp khai báo thông tin trực tuyến và được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số là 479.254 phương tiện.

Đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thí điểm thành công. Qua đó, giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, giúp minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu; đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động tại cửa khẩu. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số bước đầu đã được trang bị và cơ bản đáp ứng được yêu cầu triển khai nền tảng cửa khẩu số, góp phần hiện đại hóa khu vực cửa khẩu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình cửa khẩu số ra các cửa khẩu khác trên địa bàn tỉnh nhằm đồng bộ dữ liệu giữa các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh, hướng tới xây dựng cửa khẩu thông minh đáp ứng tối đa nhu cầu giao thương của doanh nghiệp Việt Nam với Trung Quốc, đồng thời gia tăng lợi thế của tỉnh Lạng Sơn trong việc thu hút doanh nghiệp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Gắn kết tình cảm Nhân dân biên giới hai nước

Được biết, công tác ngoại giao nhân dân được tỉnh Lạng Sơn xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong xu thế hội nhập. Xin đồng chí cho biết tỉnh đã đẩy mạnh nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân để tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân ở khu vực biên giới hai nước, góp phần tăng thêm tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác của tỉnh Lạng Sơn với Quảng Tây (Trung Quốc) ra sao?

Ông Hồ Tiến Thiệu: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc dài 231,74 km. Khu vực biên giới của tỉnh có 86 thôn, bản giáp biên, thuộc 20 xã và 1 thị trấn của 5 huyện. Nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới hai bên có quan hệ thân tộc, dân tộc lâu đời và thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, giao lưu.

Việc giao lưu, trao đổi là nhu cầu thiết yếu của Nhân dân hai bên biên giới, chính vì vậy, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở khu vực biên giới tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị. Lạng Sơn cũng là cửa ngõ quan trọng trao giao lưu, trao đổi giữa Hai nước Việt Nam-Trung Quốc cũng như giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại mà cả trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Cùng với đó, tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực quán triệt triển khai các chủ trương, đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước trong đó coi đối ngoại Nhân dân là một trong 3 trụ cột của công tác đối ngoại và đặc biệt chú trọng gắn kết chặt chẽ đối ngoại Nhân dân với Đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Ngày 11/3/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 52-KH/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 5/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, đồng thời tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân theo hướng thiết thực, tăng chiều sâu và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một giai đoạn mới, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất- Ảnh 15.
Thanh thiếu nhi Lạng Sơn và Quảng Tây thực hiện nghi thức trao khăn quàng đỏ tại giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới"

Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), nỗ lực phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai bên, tích cực mở rộng lĩnh vực hợp tác và đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Cùng với việc duy trì các hoạt động đối ngoại cấp cao giữa lãnh đạo hai bên, UBND tỉnh Lạng Sơn thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành, huyện biên giới và tổ chức chính trị-xã hội tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị, hội đàm và ký kết thỏa thuận hợp tác, tổ chức giao lưu văn hoá-thể thao, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức lễ hội xuân cho Nhân dân biên giới nhân các dịp lễ, Tết, Quốc khánh của hai nước.

Tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân khu vực biên giới phát huy quan hệ láng giềng truyền thống, qua lại thăm thân, giao lưu, hợp tác kinh doanh, trao đổi hàng hoá. Đến nay, hai bên đã ký 5 thoả thuận thiết lập quan hệ huyện/thành phố hữu nghị. Triển khai việc thực hiện thí điểm mô hình kết nghĩa cụm cư dân biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và đã cho phép kết nghĩa cụm dân cư biên giới giữa 12 cặp thôn, bản của hai bên.

Cùng với đó, các tổ chức hội, đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, cụm cư dân biên giới hai bên cũng thường xuyên phối hợp tổ chức tổ chức các hoạt động giao lưu, xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị qua giao lưu giữa Hội hữu nghị Việt-Trung tỉnh Lạng Sơn với Hội hữu nghị nhân dân Trung-Việt Quảng Tây, giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới", giao lưu giữa Tỉnh đoàn Lạng Sơn và Đoàn thanh niên Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giao lưu giữa Hội Phụ nữ của Lạng Sơn và Quảng Tây.

Quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên còn được tăng cường thông qua các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao như triển khai hiệu quả Thoả thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy Lạng Sơn và Khu ủy Quảng Tây; Sở GD&ĐT hai bên phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, lớp theo hình thức liên kết đào tạo 2+1, trao đổi thực tập sinh; triển khai hiệu quả chương trình trao đổi học bổng của Chính quyền Quảng Tây (Trung Quốc) cho học sinh tỉnh Lạng Sơn và của tỉnh Lạng Sơn dành cho học sinh Quảng Tây (Trung Quốc). Hai bên thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật, đoàn vận động viên sang giao lưu, biểu diễn, thi đấu trong các sự kiện phía bạn tổ chức.

Trong giai đoạn 2020-2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động giao lưu nhân dân hai bên biên giới có phần bị ảnh hưởng, gián đoạn. Từ đầu năm 2023, khi dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả và phía Trung Quốc điều chỉnh quy định phòng chống dịch, tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai bên được nối lại và diễn ra rất sôi động.

Thời gian tới, cùng với các kênh giao lưu, hợp tác nêu trên, tỉnh Lạng Sơn xác định phương hướng tăng cường thúc đẩy hợp tác về du lịch giữa hai bên nhằm tạo điều kiện cho giao lưu giữa nhân dân hai bên được thuận lợi và hiệu quả hơn nữa.

Trân trọng cảm ơn đồng chí!

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động