Bộ Công Thương đề xuất cân đối, bố trí ngân sách để hỗ trợ giá xăng dầu |
Bờ biển Việt Nam là một trong những con đường hằng hải sầm uất và quan trọng bậc nhất thế giới - đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến đến Ấn Độ Dương. Bờ biển nước ta dài 3.260 km đi từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1 km bờ biển. Trong khi mức trung bình trên thế giới chỉ là: 600 km2 đất liền/1 km bờ biển. Chỉ số này cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu. Gắn liền với biển, Việt Nam có tới hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa. Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ( UNCLOs) rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền).
Ảnh minh họa |
Hiện nay cả nước có đến 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền cùng với 45% dân số quốc gia. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển. Tuy nhiên đời sống của ngư dân luôn luôn là một vấn đề chính trị, xã hội quan trọng, phức tạp, trong đó có nguồn cung cấp xăng dầu cho người dân bám biển phải nhập từ nước ngoài.
Ngư dân không chỉ là người khai thác biển mà còn là người trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển đảo Quốc gia.
Đảng và Chính phủ từ lâu đã quan tâm đến ngư dân… Tuy nhiên hiện nay, do tình hình quốc tế diễn ra phức tạp: Cuộc xung đột Nga-
Thực tế cho thấy - một xã hội càng phát triển thì tiêu thụ năng lượng càng lớn… Nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu xử dụng các nguồn năng lượng khác, trong đó có gió. Nước ta cũng đang nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên này… Tuy nhiên còn không ít khó khăn, trong đó nguồn vốn bỏ ra ban đầu rất lớn và sự ổn định của điện gió, điện mặt trời cũng không cao.
Trở lại chủ đề hỗ trợ cho ngư dân bám biển, cho đến nay đã có nhiều ban ngành đề xuất giúp đỡ ngư dân… với những phương thức khác nhau.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ( ngày 24/6/2022), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng do giá xăng, dầu tăng cao. Theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ thuyền viên làm việc trên tàu cá tạm ngừng hoạt động sản xuất do giá nhiên liệu tăng trong thời gian 6 tháng… Có thể nói đề xuất trên thể hiện tính nhân văn cao cả của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Tuy nhiên khó khăn ở đây chính là khả năng, nguồn ngân sách hạn hẹp của Nhà nước. Chia sẻ với khó khăn này, Bộ Công Thương đã đề xuất xử lý như sau: “Hỗ trợ bằng tiền từ ngân sách nhà nước bù vào phần giá xăng dầu tăng so với đầu năm 2022 cho ngư dân để khuyến khích họ khôi phục hoạt động vươn khơi, bám biển... Đồng thời, nghiên cứu ban hành chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ cho các đối tượng (Ngư dân) có thu nhập thấp.
So sánh đề xuất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đều giống nhau về tính nhân văn… nhưng khác nhau về phương thức. Theo đó, phương thức hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho (tất cả) thuyền viên… Sự hỗ trợ này đâu đó còn mang tính “bao cấp”. Trong khi đó Bộ Công Thương đề xuất hỗ trợ theo phương thức “thị trường”: Hỗ trợ bằng tiền (để bù vào giá xăng dầu lên cao). Đồng thời vẫn kiến nghị thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ cho các đối tượng (ngư dân) có thu nhập thấp.
Cuộc chiến tranh Nga-Ucraina chắc còn một thời gian nữa mới chấm dứt, nhiều quốc gia sử dụng nhiều xăng dầu đã và đang tìm nguồn cung cấp mới, nước ta cũng không nằm ngoài số đó. Với một quốc gia, chưa thể tự cung cấp được xăng dầu thì tất nhiên phải cân nhắc kỹ bảo đảm nguồn cung năng lượng này cho những đối tượng sử dụng xăng dầu (như một nhu cầu bắt buộc). Thiết nghĩ quan điểm xử lý giá xăng dầu theo thị trường, có sự hỗ trợ cho những đối tượng cụ thể và bảo đảm an sinh xã hội cho ngư dân là đúng đắn./.