"Mong muốn Việt Nam trở thành công xưởng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ"

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại “Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” diễn ra ngày sáng ngày 19/12, tại Hà Nội.    

Thiếu doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, năm 2018, số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là khoảng 2.000 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện và trên 1.500 DN sản xuất vật liệu cho ngành dệt may, da giày (chiếm gần 4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). “Các doanh nghiệp CNHT tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, tương đương với 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo với doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong năm 2018 ước đạt trên 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

mong muon viet nam tro thanh cong xuong phat trien cong nghiep dac biet la cong nghiep ho tro
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Đáng chú ý, một số DN sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. DN CNHT trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo.

Bên cạnh đó, năng lực sản xuất sản phẩm CNHT trong nước dần được cải thiện. Cụ thể, vào thời điểm tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CNHT, bao gồm linh kiện ô tô, phụ tùng điện tử, nguyên vật liệu dệt may da giày đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ.

mong muon viet nam tro thanh cong xuong phat trien cong nghiep dac biet la cong nghiep ho tro
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Chỉ ra những hạn chế của ngành CNHT, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện nhưng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Cơ hội mở ra rất lớn đối với các ngành như ô tô, điện tử, dệt may và da dày nhưng các DN công nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cho các chuỗi sản xuất toàn cầu ở trong nước.

Đến nay, các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các DN sản xuất nội địa còn rất lớn. Một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng sản phẩm CNHT, tuy nhiên rất ít DN có chiến lược phát triển dài hạn để có thể đầu tư chiều sâu về thiết bị, công nghệ, quản lý, cũng như nhân lực. Khu vực dệt may và da giày mới phát triển khá ở sản xuất phụ kiện, còn sản xuất vải, xơ sợi, da thuộc... đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu do DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện” - Bộ trưởng nêu rõ.

mong muon viet nam tro thanh cong xuong phat trien cong nghiep dac biet la cong nghiep ho tro

Đánh giá về ngành công nghiệp CNHT Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng nhìn nhận, ngành CNHT của Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, đặc biệt, Việt Nam còn thiếu các DN đầu tàu, đủ khả năng dẫn dắt các lĩnh vực CNHT phát triển. Vai trò của các DN đầu tàu vô cùng quan trọng, để tạo ra thị trường, tạo ra cơ hội cho CNHT. “Nếu DN đầu tàu không tha thiết phát triển CNHT trong nước, họ sẽ tìm những nhà cung ứng quốc tế giá rẻ hơn, trong khi chúng ta đi sau, thiếu năng lực, sẽ vô cùng khó khăn” - Phó Thủ tướng lưu ý.

Thiếu chính sách đủ mạnh

Trong hơn 10 năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy CNHT phát triển. Điển hình như Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT; Quyết định 68 năm 2017 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình phát triển CNHT từ 2016 - 2025…

Tuy nhiên, trên thực tế, ngành CNHT vẫn còn một số vấn đề bất cập, tồn tại, vướng mắc mà các quy định hiện hành của pháp luật chưa thể giải quyết để tạo ra các cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy CNHT phát triển.

mong muon viet nam tro thanh cong xuong phat trien cong nghiep dac biet la cong nghiep ho tro
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị

Dẫn chứng cụ thể, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Chính sách thu hút các DN FDI chưa gắn với các ràng buộc về trách nhiệm phát triển hệ thống nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính sách tạo ra các liên kết giữa các DN này và các DN CNHT còn chưa được hình thành. “Mối quan hệ ràng buộc giữa các ưu đãi của các DN sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và nghĩa vụ đối với các DN vừa và nhỏ chưa được thể hiện trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào”, Bộ trưởng chỉ ra.

Nêu ra những khó khăn về chính sách, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP ô tô Trường Hải chia sẻ, cuối năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP với thuế suất nhập khẩu một số linh kiện được lắp ráp trong nước (CKD) bằng 0%. “Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ để sản phẩm ô tô sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu. Vì vậy, chúng tôi đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tỷ lệ phần trăm linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước để khuyến khích CNHT phát triển và giảm giá xe cho người tiêu dùng. Đồng thời, Chính phủ cần có những chính sách hợp lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định sản xuất trong thời gian dài để DN đẩy mạnh đầu tư phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” - ông Trần Bá Dương bày tỏ.

Thêm vào đó, một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ tuy đã được quy định trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, nhưng chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành (như Luật Đất đai, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đấu thầu…). Việc tổ chức thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ còn gặp nhiều vướng mắc như chính sách bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa qua hệ thống ngân hàng phát triển, chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa trong CNHT. Các cơ chế về ưu đãi tín dụng, đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về CNHT chưa được cụ thể hóa… Việc thiếu các cơ chế này khiến DN CNHT khó khăn trong việc tiếp cận các hỗ trợ và ưu đãi. Bên cạnh đó, công tác thực thi chính sách về CNHT còn rất hạn chế, chưa tạo ra các chế tài chặt chẽ buộc phải tuân thủ về việc bố trí các nguồn lực để triển khai.

Phát triển CNHT phải bám sát mục tiêu tổng thể

Trước thực trạng trên, phát biểu chị đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn chỉ ra 7 tồn tại của ngành CNHT Việt Nam hiện tại.

mong muon viet nam tro thanh cong xuong phat trien cong nghiep dac biet la cong nghiep ho tro
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các Bộ, ban, ngành và doanh nghiệp trao đổi bên lề Hội nghị

Thứ nhất, Việt Nam chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò dẫn dắt, nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đề ra. Từ đó dẫn đến CNHT kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp. Các ngành công nghiệp chưa phát triển do thiếu chính sách đủ mạnh trong việc tăng cường năng lực DN tư nhân, chưa tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định, bình đẳng. Việc lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên còn dàn trải. Chính sách phát triển công nghiệp thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp.

Thứ hai, trên tổng quan DN Việt Nam, còn quá ít DN CNHT, năng lực còn thấp. Năm 2016, số lượng DN hỗ trợ chỉ chiếm 4,5% của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đó là chưa nói đến năng lực kỹ thuật, hàm lượng công nghệ cao.

Thứ ba, ngành CNHT chưa cố gắng và chưa đủ lực tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, nhất là khi trình độ công nghệ Việt Nam còn khoảng cách với các nước trong khu vực. Tư duy “sản xuất kín” vẫn còn phổ cập trong các ông chủ đầu tư.

Thứ tư, lực lượng tham gia công nghệ hỗ trợ còn chưa bắt kịp xu hướng đi lên của thế giới.

Thứ năm, nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ kỹ năng chuyên môn chúng ta vẫn còn hạn chế. Các trường đào tạo chưa gắn với thực tiễn sản xuất, chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ sáu, sự gắn kết DN trong nước và DN FDI còn hạn chế. Nhất là một số DN FDI chưa chú trọng phát triển nhà cung cấp nội địa, còn khép kín trong sản xuất.

Thứ bảy, nhiều địa phương, bộ ngành chưa dành đất đai cho phát triển CNHT, công tác xúc tiến và chính sách còn yếu.

Đất đai nằm ở đâu, ở chính các địa phương. Ví như ngành dệt nhuộm, tỉnh nào cũng từ chối. Nếu chúng ta thực thi CPTPP, nếu đối đầu với Mexico, chúng ta có thể thua cuộc trong ngành dệt may do CNHT kém”- Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong thời gian tới, Việt Nam cần đón bắt sự chuyển hướng của các nhà đầu tư, sản xuất, để biến nước ta thành một công xưởng sản xuất của châu Á, thế giới, khu vực ASEAN. Việt Nam có khát vọng phát triển nền tảng công nghiệp phụ trợ không chỉ là ôtô, xe máy, mà có thể Boeing sẽ sản xuất cánh máy bay ở nước ta.

Thủ tướng bày tỏ mong muốn Việt Nam là cứ điểm sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể, mong muốn Việt Nam trở thành công xưởng phát triển công nghiệp, đặc biệt là CNHT. Do đó, các Bộ liên quan, địa phương phải suy nghĩ trong định hướng phát triển công nghiệp thông minh. “Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển công nghệ nguồn, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tế trong CNHT. Làm sao các sản phẩm mà ta có thể mạnh có thể làm được và sẽ cố gắng làm”- Thủ tướng nói.

Cụ thể hóa mong muốn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại định hướng phát triển của Đảng, đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về công nghiệp. Năm 2045, Việt Nam là nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Do đó, phát triển CNHT phải bám sát mục tiêu tổng thể. Cụ thể, đến năm 2020, Việt Nam có nhiều sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nội địa, chiếm 11% toàn ngành công nghiệp. Khi đó có khoảng 1.000 DN đủ cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia.

Đến năm 2030, sản phẩm CNHT Việt Nam đáp ứng 70% nội địa, chiếm 14% giá trị toàn ngành công nghiệp. Nước ta có khoảng 2.000 DN đáp ứng được các tập đoàn đa quốc gia, có thể mang lại giá trị gia tăng rất lớn.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ hơn vai trò của các DN đầu tàu, đặc biệt trong lắp ráp ô tô, máy tính, thiết bị di động, dệt may, giày da… có vai trò dẫn dắt trong việc hỗ trợ DN Việt Nam. Các DN cần quan tâm hơn đến nghiên cứu phát triển. Bộ Công Thương và các bộ chức năng chủ trì nghiên cứu thành các chủ trương cụ thể. Cần phát triển DN hỗ trợ lấy thị trường khu vực và thế giới là mục tiêu phát triển và cạnh tranh.

Bộ Công Thương cần sớm trình Thủ tướng hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển CNHT, nhất là thuế, đất đai, vốn vay ngân hàng. Cần thiết có thể đề xuất một gói tín dụng phát triển CNHT. “Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần chọn ra các DN có năng lực, tham gia phát triển CNHT, tạo ra mô hình mới làm hạt nhân phát triển. Muốn làm được như vậy, không có ai thay được DN phát triển CNHT, đặc biệt là DN tư nhân. Do đó cần tạo động lực để phát triển, đặc biệt chú trọng khởi nghiệp sáng tạo”- Thủ tướng lưu ý

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Xem thêm