Mở rộng cơ hội cho xuất khẩu

Chín tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 259,67 tỷ USD, giúp Việt Nam đạt xuất siêu 21,68 tỷ USD.
Doanh nghiệp kỳ vọng mùa xuất khẩu cuối năm Điểm tên những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

Tuy xuất khẩu giảm so cùng kỳ, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu trong bốn tháng liên tiếp gần đây đều duy trì được đà tăng trưởng, thể hiện dấu hiệu hồi phục tích cực.

Mở rộng cơ hội cho xuất khẩu
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh: TRẦN QUỐC)

Để đạt được kết quả nêu trên, không thể không nhắc đến sự đóng góp của các hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ ngoại thương, cũng như áp dụng nhiều hình thức xúc tiến mới, phù hợp nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Dấu hiệu hồi phục

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chính đều đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. Đơn cử, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản ghi nhận mức tăng 31,1%, ước đạt 3,01 tỷ USD. Nổi bật nhất trong nhóm này là xuất khẩu hàng rau quả tăng 160%, ước đạt 650 triệu USD; gạo tăng 80%, ước đạt 495 triệu USD; hạt tiêu tăng 22,7%; hạt điều tăng 39,6%;... Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng tăng 1,8%, ước đạt 26,65 tỷ USD.

Trong đó, các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hàng dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ;… đều đạt mức tăng từ 2-10%. So với tháng trước, nhiều ngành hàng vẫn duy trì được sự khởi sắc như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 4,9%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 21,6%.

Nhìn chung, dù vẫn gặp nhiều khó khăn (tổng kim ngạch xuất khẩu chín tháng giảm 8,2% so với cùng kỳ), nhưng hoạt động xuất khẩu cũng có những điểm sáng. Đó là tốc độ suy giảm xuất khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước (giảm 5,7%) thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (giảm 9,1%). Bên cạnh đó, đã có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, bằng cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã dần được cải thiện qua các quý. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 giảm 11,9%; quý II giảm 11,8% nhưng đến quý III chỉ giảm 1,2% so với cùng kỳ. Từ những tín hiệu tích cực này, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương

Nhiều nhóm hàng nông sản, gạo, trái cây tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu cho nên tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất trong các nhóm hàng (tăng 3,1%). Việt Nam cũng đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa thị trường khi xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU đều giảm, nhưng xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á lại tăng.

Ngoài ra, hàng loạt giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới đã được triển khai hiệu quả, giúp hàng hóa cơ bản không bị ách tắc (kể cả lúc cao điểm thời vụ), góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - thị trường xuất khẩu duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam - đạt mức tăng trưởng dương (tăng 2,1%).

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, Nguyễn Thị Hương nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã dần được cải thiện qua các quý. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 giảm 11,9%; quý II giảm 11,8% nhưng đến quý III chỉ giảm 1,2% so với cùng kỳ. Từ những tín hiệu tích cực này, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm.

Tìm kiếm thêm các thị trường

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm do được hỗ trợ bởi các yếu tố như lạm phát có xu hướng hạ nhiệt tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu,… tồn kho tại các nước đang giảm dần. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng thường tăng cao vào dịp lễ hội cuối năm. Việt Nam cũng được cho là sẽ hưởng lợi từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng các tập đoàn đa quốc gia.

Thực tế là nhiều tập đoàn, kênh phân phối bán lẻ/bán buôn đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, bảo đảm nguồn cung bền vững và đã lựa chọn Việt Nam là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Trong chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2023) diễn ra tháng 9 vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt tập đoàn lớn như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Boeing, AES (Hoa Kỳ), Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico);… đã có mặt để khảo sát, làm việc với các nhà cung ứng, tham quan quy trình sản xuất các nhà máy, từ đó tìm kiếm thêm nhiều đối tác mua hàng uy tín từ Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đánh giá, hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm do được hỗ trợ bởi các yếu tố như lạm phát có xu hướng hạ nhiệt tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu,… tồn kho tại các nước đang giảm dần. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng thường tăng cao vào dịp lễ hội cuối năm. Việt Nam cũng được cho là sẽ hưởng lợi từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng các tập đoàn đa quốc gia.

Trong bối cảnh nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vẫn gặp khó khăn, Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Theo đó, Bộ đã phối hợp với các nước ASEAN kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Hiện dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định AANZFTA đang được hoàn thiện, hướng tới mục tiêu cùng các nước ASEAN, Australia và New Zealand cùng ký Nghị định thư ngay trong năm 2023. Về việc đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh (UK); Bộ Công thương cũng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án, chuẩn bị nội dung và tham dự ba phiên họp chính thức cấp trưởng đoàn đàm phán, ba phiên họp cấp bộ trưởng CPTPP để thảo luận về vấn đề này.

Tại phiên họp Hội đồng CPTPP diễn ra trực tiếp tại New Zealand vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã cùng đại diện được ủy quyền của các nước ký văn kiện gia nhập của Vương quốc Anh.

Bộ Công Thương hiện đang xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên năm 2024. Riêng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) vừa được ký kết, Bộ Công thương đang tiến hành các thủ tục nội bộ theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016 để trình Chính phủ phê duyệt VIFTA, sớm đưa hiệp định này vào thực thi dự kiến từ đầu năm 2024. Song song với đó, Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm phổ biến rộng rãi các cam kết của VIFTA tới cộng đồng doanh nghiệp.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Kiểm soát chi phí giá điện

Kiểm soát chi phí giá điện

Thủ tướng vừa phê duyệt Quyết định số 05 quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép rút ngắn chu kỳ điều chỉnh từ 6 tháng còn 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Năm 2023 khép lại với những cơn gió ngược,những diễn biến nhanh khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để hồi phục mạnh mẽ về cuối năm.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ).
Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, các đơn vị của Bộ đã chủ động cung cấp kịp thời thông tin của ngành đến các cơ quan báo chí.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, ngành Công Thương xác định đẩy mạnh xuất khẩu là chân kiềng quan trọng.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế -thị trường ngày 12/1: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố; nhiều ngân hàng hạ lãi suất vay mua nhà; TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp; giá xăng dầu đi lên; Nestlé Việt Nam đầu tư thêm 100 triệu USD...
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng 500.000 đồng/lượng; 1.800 chuyến bay đêm dịp Tết; phân bón có thể chịu thuế VAT 5%...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động