Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ

Tập đoàn General Atomics của Mỹ tiếp tục phát triển các loại máy bay không người lái (UAV) tiên tiến. Mô hình đầy đủ của loại máy bay này mang tên Eaglet.

Tập đoàn General Atomics của Mỹ tiếp tục phát triển các loại máy bay không người lái tiên tiến, dùng để tương tác với những thiết bị bay hạng nặng. Mới đây, họ đã giới thiệu mô hình đầy đủ của loại máy bay này mang tên Eaglet.

Trong tương lai, Eaglet sẽ trở thành “người sát cánh trung thành” cho máy bay không người lái hạng nặng MQ-1C và MQ-9, cũng như tăng cường khả năng tác chiến và chiến đấu của chúng.

UAV bay kèm UAV

Khái niệm “Loyal Wingman” (người sát cánh trung thành) ban đầu được đưa ra nhằm chế tạo loại máy bay không người lái (UAV) có khả năng tương tác với máy bay có người lái và hoạt động theo lệnh của nó. Chiếc UAV này sẽ đảm nhận nhiệm vụ nguy hiểm nhất nhằm giảm thiểu rủi ro cho máy bay và tổ lái. Cách đây không lâu, người ta đã đề xuất hiện thực hóa khái niệm này với việc chỉ sử dụng các thiết bị không người lái.

Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ

Máy bay không người lái MQ-9 và “những người sát cánh trung thành”, hình ảnh năm 2021. Đồ họa: GA-ASI

Năm 2020, Không quân Mỹ đã phát động cuộc thi ALE (Air-Launched Effects). Mục đích là tạo ra mẫu UAV có trọng lượng trung bình, có thể thực hiện các chức năng của máy bay kèm sau một máy bay không người lái hạng nặng. Tham gia chương trình này có một số công ty, trong đó có General Atomics Aeronautical Systems, tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực máy bay không người lái.

Năm ngoái, tại Hội nghị SOFIC-2021 về các thiết bị và hệ thống dành cho Lực lượng tác chiến đặc biệt, công ty GA-ASI lần đầu tiên công bố hình ảnh một sản phẩm mới. Theo đó, họa sĩ thiết kế đã giới thiệu chiếc UAV hạng nặng MQ-9 đang thực hiện phóng 2 máy bay kèm sau nhỏ hơn có hình thù đặc biệt. Sau đó, xuất hiện thêm những bức ảnh có hình chiếc máy bay không người lái hiện đại.

Tại Hội nghị SOFIC-2021, công ty chế tạo sản phẩm đã đề cập đến sự xuất hiện một dự án mới, nhưng không tiết lộ chi tiết của dự án này. Tên gọi, nhiệm vụ, những đặc điểm và tính năng của máy bay không người lái hiện vẫn chưa được công bố.

Vài tháng sau đó, tại Hội nghị của Hiệp hội không quân Hoa Kỳ, công ty GA-ASI trình làng mô hình cỡ lớn của một loại UAV đã được giới thiệu trước đó. Cũng như trước đây, các chi tiết và thông tin kỹ thuật vẫn không được nêu ra.

Dự án Eaglet

Tuần trước đã diễn ra Hội nghị SOFIC-2022 và công ty GA-ASI tiếp tục giới thiệu những phát triển mới nhất của mình. Đặc biệt, mang đến triển lãm là mô hình kích thước đầy đủ của UAV bay kèm sau, vốn chỉ xuất hiện qua ảnh cách đây một năm. Lần này, nhà chế tạo sản phẩm đã tiết lộ những đặc tính cơ bản của dự án và công bố kế hoạch cho tương lai.

“Người sát cánh trung thành” cho các UAV hạng nặng có tên gọi là Eaglet (Đại bàng con). Hiện nó đang được chế tạo trong khuôn khổ Chương trình ALE, đồng thời cũng là một phần của Sáng kiến ​​GA Evolution Series, nhằm tạo ra và làm chủ các công nghệ và giải pháp mới trong lĩnh vực máy bay không người lái.

Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ
Mô hình chiếc UAV Eaglet, hình ảnh năm 2022. Ảnh: Thedrive.com

Mục tiêu của Dự án Eaglet là tạo ra máy bay không người lái đa năng phóng từ các phương tiện hạng nặng. Các thiết bị như vậy, khi phóng từ phương tiện mang chúng, sẽ có thể giải quyết rất nhiều nhiệm vụ chiến đấu và hỗ trợ. Theo yêu cầu đặt ra đối với Chương trình ALE, “những người sát cánh trung thành” có nhiệm vụ tiến hành trinh sát bằng nhiều phương tiện khác nhau, chỉ định mục tiêu, sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử và thậm chí còn tiêu diệt những mục tiêu đã phát hiện.

Cũng như “những người sát cánh trung thành” khác, máy bay không người lái Eaglet được dùng để hoạt động trong những khu vực nguy hiểm. Việc mất một sản phẩm như vậy do phòng không đối phương gây ra sẽ không phải là vấn đề lớn. Đồng thời, UAV hạng nặng đắt đỏ và có giá trị hơn sẽ vẫn nằm ngoài vùng ảnh hưởng và tiếp tục hoạt động.

Công ty GA-ASI cho biết, Dự án Eaglet mới sẽ được giới thiệu đến Không quân Mỹ vào mùa hè này. Chuyến bay đầu tiên dự kiến diễn ra ​​vào cuối năm nay. Hiện vẫn chưa có thông tin về thời gian các cuộc thử nghiệm và tinh chỉnh sẽ mất bao lâu, và khi nào thì UAV có thể được đưa vào sản xuất hàng loạt. Thời hạn dự kiến hoàn thành Chương trình ALE cũng không được tiết lộ.

Tính năng thiết kế

Eaglet là loại máy bay không người lái cỡ trung được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với phần đuôi hình chữ V. Đồng thời, các giải pháp và ý tưởng đáng quan tâm cũng được sử dụng trong thiết kế, nên có ảnh hưởng đến kết cấu và hình thù của nó.

“Đại bàng con” được chế tạo nằm trong thân máy bay có đáy phẳng và phần đỉnh lồi. Rất có thể vật liệu composite được sử dụng nhiều trong thiết kế. Các đường bao trên thân máy bay cho thấy việc sử dụng công nghệ tàng hình và giảm khả năng nhận diện. Ở phần phía trước của thân máy bay có khe hút gió nằm chính diện.

Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ

Sơ đồ sử dụng máy bay không người lái mẫu ALE trong tình huống chiến đấu. Đồ họa: Bộ Quốc phòng Mỹ

Máy bay không người lái được trang bị cánh gấp. Ở vị trí vận chuyển, các bảng điều khiển được đặt dọc theo thân máy bay, còn ở vị trí hoạt động chúng đạt độ quét tiêu chuẩn. Bề mặt điều khiển bay có trên tất cả các mặt phẳng.

Hiện chưa có thông tin về loại hệ thống đẩy. Hốc hút gió nằm chính diện cho thấy máy bay có sử dụng động cơ piston hoặc động cơ phản lực cánh quạt. Trong đó, phần lõm ở bề mặt trên của thân máy bay có thể là miệng phun của động cơ tua bin cánh quạt. Chuyến bay được thực hiện bằng cách sử dụng cánh quạt kéo.

Rõ ràng, hệ thống kiểm soát đặc biệt với khả năng tự động cao nhất có thể hiện đang được chế tạo cho Eaglet. Hệ thống này có nhiệm vụ thực hiện chuyến bay dọc theo tuyến trình đã định, thực thi những nhiệm vụ được giao và phản ứng với các tình huống thay đổi.

Sải cánh và chiều dài của máy bay không người lái Eaglet là khoảng 10 feet (gần 3 m), trọng lượng 200 pound (91 kg), tốc độ tối đa 210 km/giờ, tầm bay 700 km, thời gian bay 8 giờ. Việc phóng sẽ được thực hiện từ phương tiện mang máy bay ở trên không. Cách thức hạ cánh hiện chưa rõ. Không loại trừ khả năng máy bay sẽ quay trở lại chiếc UAV hạng nặng.

Tải trọng của Eaglet được đặt bên trong khoang máy bay và cân nặng 20-30 pound (9-13,6 kg). Máy bay không người lái sẽ có thể mang theo các thiết bị cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhà chế tạo hiện chưa nói rõ những thiết bị nào.

Những chiếc UAV hạng nặng MQ-1C và MQ-9 được coi là các phương tiện mang “người sát cánh trung thành”. Các sản phẩm Eaglet sẽ được treo bên ngoài bằng cách sử dụng những chiếc giá đỡ tải trọng tiêu chuẩn. Mỗi chiếc MQ-1C và MQ-9 sẽ có thể mang và sử dụng hai máy bay không người lái.

Lý thuyết và thực tế

Khái niệm “Loyal Wingman” đã xuất hiện từ lâu và được các nước đi đầu tích cực nghiên cứu từ đó đến nay. Nó đã cho thấy tiềm năng của mình ở cấp độ lý thuyết, và hiện giờ các dự án thực tế đang được phát triển để triển khai cho Lực lượng không quân. Ngoài ra, còn có khả năng tạo ra các phiên bản đặc biệt của “người sát cánh trung thành” như ALE / Eaglet chẳng hạn.

Nhìn chung, những ưu điểm của máy bay không người lái kèm sau là rất rõ. Một chiếc UAV đặc biệt bay kèm sau một máy bay khác có thể đảm nhận một số nhiệm vụ chiến đấu và hỗ trợ, cũng như gánh thay những rủi ro có thể xảy ra khi hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Máy bay dẫn đầu có thể điều khiển một hoặc một vài chiếc máy bay kèm sau. Ứng dụng theo nhóm cho phép phủ sóng một khu vực lớn hơn, cũng như nhanh chóng thu thập thông tin cần thiết hoặc thực hiện mọi cuộc tấn công.

Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ

MQ-1C là một trong những phương tiện dự kiến mang UAV Eaglet. Ảnh: GA-ASI

Những chiếc UAV trinh thám và tấn công hạng nặng, như MQ-1 hoặc MQ-9, được tạo ra là để bổ sung hoặc thay thế cho các máy bay có người lái và đảm nhận một phần nhiệm vụ thay chúng. Chương trình ALE hiện đề xuất chuyển cho chúng các chức năng của “chiếc dẫn đầu” những máy bay không người lái hạng nhẹ và hạng trung.

Phương tiện mang như UAV hạng nặng MQ-9 hoặc MQ-1C sẽ có tầm bay lớn và thời gian bay dài hơn, cũng như có mọi khả năng trinh sát như đã biết. Những chiếc Eaglet loại nhỏ sẽ giúp làm tăng tầm hoạt động của cả tổ hợp, cũng như giảm thiểu rủi ro cho các phương tiện mang hạng nặng đắt tiền. Đồng thời, chúng cũng sẽ có thể mang theo các thiết bị mục tiêu khác nhau, điều này giúp đơn giản hóa việc sắp xếp các nhiệm vụ cụ thể trong khi vẫn đảm bảo những khả năng cần thiết.

Tuy nhiên, việc đạt được kết quả như vậy đi kèm với những khó khăn nhất định. Tập đoàn General Atomics và các đối thủ cạnh tranh trong Chương trình ALE sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và phức tạp. Trước hết, họ cần có các công cụ điều khiển mới, bao gồm một tổ hợp hoàn chỉnh cho máy bay kèm sau, các thiết bị và mô đun phần mềm bổ sung cho chiếc dẫn đầu. Tiếp đó, khâu hoàn thiện các thiết kế và hệ thống mới trên mặt đất và trên không diễn ra chậm và khó khăn do có những rủi ro nhất định. Chỉ sau khi hoàn chỉnh thì Eaglet mới có đủ điều kiện để gia nhập Lực lượng không quân.

Những kế hoạch cho tương lai

Đến nay, công ty GA-ASI đã hoàn thành phần lớn khâu thiết kế và đang giới thiệu mô hình đầy đủ của loại máy bay không người lái mới. Trong những tháng tới, dự án sẽ được ra mắt khách hàng, còn chuyến bay đầu tiên có thể diễn ra trước cuối năm nay. Ngay sau đó, Không quân Mỹ sẽ phải xem xét đơn chào hàng của các ứng viên và chọn ra chiếc UAV tốt nhất để phát triển thêm.

Hiện chưa rõ kết quả của Chương trình ALE sẽ như thế nào. Triển vọng dự án Eaglet trong khuôn khổ chương trình này cũng đang được nêu ra. Tuy nhiên, chính sự tồn tại của dự án này cũng đã nói lên rất nhiều điều. Nó cho thấy Không quân Mỹ có ý định tiếp tục phát triển “những người sát cánh trung thành”, bao gồm cả dưới dạng các tổ hợp hoàn toàn không người lái. Mức độ thành công của phiên bản UAV này sẽ trở nên rõ ràng trong những năm tới.

Quốc Khánh (theo Topwar)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng

Hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng

Bộ Quốc phòng ban hành thông tư hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Á

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Á

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Hàng không Singapore (Singapore Airshow) lần thứ 9 tại Singapore diễn ra từ ngày 20-25/02/2024.
Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng

Cần thiết phải có các chính sách đặc thù, đột phá nhằm tạo ra những cơ chế vượt trội, khả thi thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương

Hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Hướng dẫn số 905/HD-BCT về thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất tàu tuần tra TT-400 tiếp thêm sức mạnh cho Cảnh sát biển Việt Nam

Sản xuất tàu tuần tra TT-400 tiếp thêm sức mạnh cho Cảnh sát biển Việt Nam

Gam tàu TT-400 phát huy tốt tính năng chiến thuật - kỹ thuật, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuần tra, thực thi pháp luật trên biển cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra vào cuối năm nay

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra vào cuối năm nay

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Sẽ có khoảng 6 triệu giàn pháo hoa đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết

Sẽ có khoảng 6 triệu giàn pháo hoa đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí năm 2024, trong đó có thông tin về pháo hoa...
VCCI: Cân nhắc bỏ quy định sản xuất, kinh doanh UAV là ngành nghề có điều kiện

VCCI: Cân nhắc bỏ quy định sản xuất, kinh doanh UAV là ngành nghề có điều kiện

Góp ý Dự thảo Luật Phòng không nhân dân VCCI cho rằng cần cân nhắc bỏ quy định sản xuất, kinh doanh UAV là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024

Ngày 9/1, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Viettel triển khai mạng 5G Private hoàn chỉnh đầu tiên tại Ấn Độ

Viettel triển khai mạng 5G Private hoàn chỉnh đầu tiên tại Ấn Độ

Vừa qua, Viettel High Tech và QuadGenđã chuyển giao Hệ thống 5G Private do Viettel nghiên cứu, chế tạo, cung cấp cho QuadGen tại thị trường Ấn Độ.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Chiều 24/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.
Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Từ ngày 6-9/11/2023, triển lãm Quốc phòng và An ninh 2023 chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm IMPACT ở Bangkok, Thái Lan.
Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Với công nghiệp quốc phòng (CNQP), con người đặc biệt quan trọng, bởi đây là lĩnh vực khó nhất trong tất cả các ngành công nghiệp. Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

Không cháy trong lửa, không chìm trong nước là những tính năng nổi bật nhất của khẩu súng hiện đại này, ngoài ra súng còn sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO.
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Sáng 9/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ.
Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Những sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng có được chính là nhờ việc đầu tư đúng hướng cho đội ngũ làm công tác khoa học; công tác nghiên cứu khoa học.
Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng ngày càng đa dạng, lưỡng dụng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thời gian qua, năng lực của công nghiệp quốc phòng của chúng ta đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm.
Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng - an ninh của một quốc gia.
Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị các ĐBQH ủng hộ vấn đề lập Quỹ phòng thủ dân sự.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động