Mở cánh cửa lớn sang EU: Rộng đường cho nông nghiệp

Dỡ bỏ thuế quan chưa phải là chìa khóa thúc đẩy xuất khẩu nhóm ngành nông - lâm - thủy sản

Với cam kết mở cửa mạnh mẽ của EU sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ được xóa bỏ.

Cửa rộng nhưng không dễ qua

Ông Lê Hoàng Phương, chuyên viên vĩ mô và chiến lược thị trường của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhận xét phần lớn các dòng thuế EU cam kết xóa bỏ ngay, hiện đều có mức thuế suất nhập khẩu trung bình trên 10%-20%, nên mức cam kết này sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam sẽ cạnh tranh nhập khẩu được với các nước khác cũng đưa hàng vào EU nhưng chưa có hiệp định thương mại với EU, như Thái Lan, Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, với lộ trình loại bỏ thuế tương đối dài áp dụng cho phần lớn sản phẩm rau quả từ EU vào Việt Nam, người sản xuất sẽ có thời gian thích ứng phù hợp. Chưa kể, sản phẩm EU có thế mạnh là các loại rau quả ôn đới, ít cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Do vậy, dự kiến việc mở cửa không tạo sức ép cạnh tranh quá lớn cho rau quả Việt trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) không dễ dàng khai thác thị trường này. Thực tế, lượng xuất khẩu trái cây sang EU của các DN không nhiều. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đưa ra số liệu trong năm 2018, Hà Lan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ là những thị trường nhập khẩu nhiều trái cây của Việt Nam nhất nhưng thị phần lại nhỏ. Chẳng hạn, lượng trái cây Hà Lan nhập của Việt Nam chỉ chiếm 1,65% tổng thị phần xuất khẩu.

Mở cánh cửa lớn sang EU: Rộng đường cho nông nghiệp - Ảnh 1.
Chế biến rau quả tại nhà máy Tanifood (Tây Ninh) Ảnh: AN NA

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân DN Việt Nam chưa khai thác được thị trường EU là do thuế quan và hàng rào kỹ thuật. Theo ông, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ chưa phải là "chìa khóa" giúp thúc đẩy xuất khẩu trái cây bởi vấn đề lớn nhất nằm ở chất lượng.

"Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU rất khắt khe trong khi sản xuất của Việt Nam nhỏ lẻ, manh mún, khó áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm phun xịt hóa chất. Công nghệ bảo quản trái cây chưa đạt tiêu chuẩn để giữ chất lượng đối với thị trường xa, vận chuyển kéo dài như EU. Tuy gần đây, một số địa phương hình thành vùng chuyên canh trồng trái cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) nhưng quy mô còn nhỏ. Ngành rau quả có thể phải mất vài năm mới có thể tận dụng lợi thế từ EVFTA" - ông Nguyên nhìn nhận.

Các chuyên gia nhận định ngành rau quả của Việt Nam nếu vượt qua được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, EVFTA sẽ tạo ra cú hích về tăng trưởng cho nhiều DN đang theo đuổi nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.

Thịt, sữa không dễ "ăn"

Một nội dung khác của EVFTA, EU cam kết loại bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với động vật sống, thịt trâu, bò, heo; loại bỏ thuế trong vòng 5-7 năm đối với sản phẩm từ gia cầm và một số sản phẩm chế biến từ bò, heo. Ông Lê Hoàng Phương phân tích: "Mức cắt giảm tương đối lớn nhưng do Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu các loại trâu, bò, heo, gà sống trong khi EU chủ yếu nhập khẩu sản phẩm thịt chế biến nên ưu đãi thuế từ EVFTA chỉ trở thành hiện thực nếu DN chuyển hướng sang xuất khẩu sản phẩm EU quan tâm".

Lợi thế với Việt Nam là cam kết mở cửa nhóm sản phẩm này với EU rất dè dặt. Do đó, tác động của EVFTA đối với ngành chăn nuôi trong nước sẽ không quá đột ngột, thời gian tương đối dài để điều chỉnh, thích ứng với cạnh tranh. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, tỉ trọng và kim ngạch nhập khẩu từ EU sẽ tăng đáng kể, bởi ngoài thuế quan các yếu tố tâm lý người tiêu dùng ưa hàng châu Âu sẽ làm gia tăng cạnh tranh đáng kể cho ngành chăn nuôi ngay tại Việt Nam.

Ngành sữa cũng là một trong những ngành ít có lợi thế hơn so với nhóm khác trong hiệp định này. Các chuyên gia đánh giá dù EU xóa bỏ toàn bộ thuế quan lên các sản phẩm sữa của Việt Nam sau khi hiệp định có hiệu lực nhưng DN sữa Việt gần như không được hưởng lợi gì từ việc này do EU chưa cấp phép nhập khẩu sữa xuất xứ Việt Nam. Thêm vào đó, các DN sữa trong nước phải cạnh tranh với sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU vốn có ưu thế về chất lượng, dinh dưỡng và độ an toàn cho sức khỏe.

Tuy vậy, áp lực hiện chưa quá lớn vì sản phẩm sữa nhập từ EU chiếm tỉ trọng nhỏ trong tiêu thụ sữa nói chung ở thị trường trong nước, ví dụ sữa whey và các biến thể, bơ, pho mát, sữa bột và kem dạng bột.

Đồ gỗ "chuyển mình" đón cơ hội

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), chia sẻ trước khi hiệp định được ký kết, DN đã xâm nhập thị trường châu Âu. Tuy vậy, hiệp định đi vào thực thi sẽ đòi hỏi DN nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu, trong đó có việc xác nhận nguồn gốc gỗ nguyên liệu minh bạch, các điều kiện về môi trường, lao động theo tiêu chuẩn châu Âu. Theo ông, khó khăn nhất hiện nay là 60%-70% sản phẩm nguyên liệu gỗ hiện nay đến từ nguồn nhập khẩu.

Thực tế, DN gỗ hiện nhập khẩu nguyên liệu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 120 loài khác nhau. Do đó, việc xác định tiêu chí loài rủi ro, vùng địa lý rủi ro khi xây dựng các quy định về kiểm soát chuỗi cung gỗ nhập khẩu sẽ gặp khó khăn. Chưa kể, nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ trong nước cũng phải tuân thủ các quy định của hiệp định và sẽ gặp trở ngại không hề nhỏ vì thương lái cung ứng gỗ khó có thể đáp ứng quy định. Các cơ sở chế biến quy mô nhỏ ở các làng nghề gỗ sẽ gặp khó khăn đối với việc lưu giữ hồ sơ và xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Thừa nhận EVFTA sẽ giúp DN gỗ phát triển mạnh hơn nhưng ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Scansia Pacific, cũng cho rằng để chiếm lĩnh được thị trường khó tính này, phải tuân thủ đầy đủ các điều khoản, đòi hỏi sản xuất công nghiệp hiện đại, đầu tư công nghệ bài bản…

Nhiều DN đồ gỗ đã nhận thức được điều này và chủ động đầu tư công nghệ mới nhằm giải quyết vấn đề về năng suất lao động, ổn định chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm. "DN nhận xét hiệp định này tuy có giảm thuế nhưng việc giảm không đem lại nhiều lợi thế vì thuế suất mặt hàng gỗ thời gian qua đã ở mức thấp nên dù cắt giảm thêm nữa cũng không ảnh hưởng nhiều. Điều quan trọng là DN được hưởng thuế suất ưu đãi khi nhập khẩu các thiết bị, công nghệ từ thị trường châu Âu để đầu tư nâng cấp nhà máy tạo chất lượng sản phẩm gỗ tốt hơn, năng suất cao hơn, giá thành được kéo giảm đáng kể. Đây là lợi thế cạnh tranh đáng kể cho ngành gỗ" - ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (Hawa), nói.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa, cũng thừa nhận ngành gỗ sắp tới sẽ còn thay đổi mạnh mẽ, bắt đầu từ sự dịch chuyển sản xuất từ các nước đến Việt Nam kéo theo nhiều cơ hội về thị trường đầu tư tài chính, thương mại, thiết kế, nguyên liệu, thiết bị, marketing cũng đồng hành hội tụ về Việt Nam.

Trong khi đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kỳ vọng DN chế biến gỗ của EU sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các nước khác. Từ đó, DN chế biến gỗ Việt Nam sẽ tiếp cận được công nghệ tiên tiến của EU, thay thế cho công nghệ chế biến gỗ của Trung Quốc, Đài Loan.

Chú ý đến môi trường và phát triển bền vững

Là DN xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, kỳ vọng EVFTA sẽ giúp DN tăng thị phần vào EU từ 12% hiện tại lên 15%-20% khi mức thuế về 0%. "Từ trước đến nay, khách EU, nhất là Pháp, thường không mua tôm luộc từ Việt Nam do phải chịu thuế 11% mà mua tôm nguyên liệu (thuế 4%) về rã đông luộc lại dù cho chất lượng có giảm sút. Khi hiệp định có hiệu lực, DN Việt Nam sẽ có lợi thế khi xuất khẩu dòng hàng này" - ông Quang nói thêm.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để tận dụng được lợi thế từ EVFTA, tránh những rủi ro, bất lợi, DN cần nắm và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ của hiệp định; tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và tại các đối tác FTA. Ngoài ra, DN cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững bởi đó là những yêu cầu có trong FTA thế hệ mới như EVFTA.

Phương Nhung - Ngọc Ánh - Nguyễn Hải - Báo nld.com.vn xuất bản ngày 29/06/2019

nld.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao; thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, ngành Công Thương Hải Phòng đã và đang tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương.
Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Chỉ sau 1 tháng phát động (từ ngày 10/3/2021 đến hết ngày 10/4/2021), giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương đã thu hút gần 500 bài dự thi từ các cơ quan báo chí khắp cả nước, trong đó có nhiều bài thi chất lượng đến từ các nhà báo đã có nhiều năm theo dõi và am hiểu ngành Công Thương. Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam tổ chức vào ngày 7/5/2021 vinh danh 41 tác giả/nhóm tác giả và 4 tập thể cơ quan báo chí xuất sắc nhất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động