Mở cánh cửa lớn sang EU

EVFTA mang lại ưu đãi thuế quan cực lớn cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Tối 25-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thông tin Hội đồng châu Âu đã thông qua nội dung của Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (IPA), mở đường cho việc ký kết các hiệp định dự kiến vào ngày 30-6. "Đây là hiệp định có vai trò rất quan trọng, có tiêu chuẩn cao, có tính toàn diện khi gần như 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm trong vòng 7 năm và hơn 85% dòng thuế sẽ về 0% sau 8 năm" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận xét.

Rất nhiều ngành hưởng lợi

EVFTA được đánh giá mang lại lợi ích gần như tuyệt đối cho Việt Nam bởi sản phẩm lợi thế xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng EU không có thế mạnh hoặc không sản xuất được như dệt may, trái cây nhiệt đới... Ngược lại, EU cũng có những mặt hàng Việt Nam chưa phát triển sản xuất, như ôtô, dược phẩm...

Mở cánh cửa lớn sang EU - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp EU tham gia hội chợ thực phẩm tại TP HCM cuối năm 2018 Ảnh: NGỌC ÁNH

Ngay khi chưa có hiệp định, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đưa được sản phẩm sang thị trường khó tính này. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), chia sẻ DN của ông đã xuất khẩu gạo tới một số thị trường thuộc Liên minh châu Âu (EU) là Thụy Sĩ, Pháp, Đức… với sản lượng vài ngàn tấn mỗi năm. Ông Bình kỳ vọng EVFTA sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho ngành gạo Việt nói chung và DN xuất khẩu gạo nói riêng. "Sau hiệp định này, EU sẽ chấp nhận cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000-100.000 tấn/năm với thuế suất 0%. Đây là hạn mức rất cao so với hiện nay, khoảng 24.000 tấn/năm và vì thuế cao nên gạo của chúng ta không cạnh tranh được với gạo của quốc gia khác" - ông Bình cho hay.

Thực tế, dù có thâm niên hàng chục năm xuất khẩu gạo nhưng sản phẩm gạo Việt luôn bị lép vế ở thị trường EU, trong khi thị trường này có xu hướng ưu tiên cho Campuchia, Thái Lan thông qua thuế suất thấp. Do vậy, ông Phạm Thái Bình cho rằng với EVFTA, cơ hội cho gạo Việt cạnh tranh với gạo của các quốc gia khác khi xuất khẩu qua EU sẽ tăng lên rất nhiều. "Hiện tại, chưa thể nói trước sản lượng xuất khẩu sang EU sẽ tăng bao nhiêu nhưng tôi chắc chắn mức tăng sẽ rất đáng kể. Với DN của tôi, sau khi EVFTA có hiệu lực, có thể chưa dễ dàng mở rộng xuất khẩu gạo tới một số nước mới trong khu vực nhưng với các thị trường cũ nêu trên, sản lượng cũng sẽ tăng nhờ thuế giảm kéo theo giá giảm" - ông Bình lạc quan.

Ở ngành thủy sản, ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang, nhận xét từ đầu năm 2019, dù chưa ký kết EVFTA, thị trường EU đã tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam tới hơn 30%. Nguyên nhân do sản phẩm ngày càng đáp ứng được chất lượng và phía EU có nhu cầu lớn với mặt hàng này. Với nền tảng đó, EVFTA sẽ là động lực bổ trợ để DN thủy sản trong nước xuất khẩu tốt hơn nữa sang các thị trường trong khối. "DN tôi xuất khẩu sang EU chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng xuất khẩu, chủ yếu xuất sang Đức, Anh. Chưa rõ tác động của EVFTA ở mức độ như nào nhưng tôi tin tưởng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng" - ông Văn nói.

Tương tự, với ngành dệt may, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá EU là thị trường lớn thứ 2 của ngành với mức tăng trưởng hằng năm 7%-10%, chỉ đứng sau Mỹ. Khi ký kết EVFTA, hàng dệt may Việt Nam được hưởng rất nhiều ưu đãi từ việc giảm thuế, do vậy cơ hội sẽ nhiều hơn. Cũng như vậy, ngành da giày đang có ưu thế rất lớn tại thị trường EU và có triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu thêm nhờ EVFTA.

Cơ hội tham gia chuỗi giá trị

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá hiệp định này còn có ý nghĩa giúp sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh được ở châu Âu và có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là khi nền sản xuất trong nước đang tiến tới trình độ nhất định. "Tính toán sơ bộ cho thấy năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu vào EU là 20%, tới năm 2030 có thể lên tới 80%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh mẽ. Nếu tính cộng hưởng hiệu quả từ việc tiếp cận các thị trường của hiệp định này cùng với động lực hoàn thiện thể chế, chúng ta có thể sẽ thu hút được công nghệ, vốn để tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của các ngành mũi nhọn. Tôi cũng tin rằng sẽ có những nhà đầu tư châu Âu quan tâm đầu tư nghiêm túc vào thị trường Việt Nam, nhất là các ngành chế biến thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, phụ trợ…" - Bộ trưởng cho hay.

Ông Trần Tuấn Anh cho biết để hỗ trợ DN, sắp tới đây, Thủ tướng sẽ xem xét, phê duyệt quyết định về chương trình hành động tổng thể và toàn diện, bao gồm việc cung cấp thông tin, làm rõ các cơ hội, thách thức để người dân, DN nắm được. Tiếp đó, sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi, luật hóa các nội dung phù hợp cam kết đã ký. Trong đó, ông Tuấn Anh nhấn mạnh tạo cơ chế liên kết nhà nước với DN, hướng vào tạo thuận lợi cho DN.

Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá EVFTA không chỉ dừng lại ở các thỏa thuận thuế quan trong lĩnh vực thương mại mà còn mở rộng ra một số dịch vụ kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, phân phối và tài chính. Do đó, lợi ích từ hiệp định mang tính chất đa chiều. Tuy vậy, cơ quan này cũng lưu ý DN cần chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung và tiến trình của EVFTA để có thể tận dụng tốt nhất các ưu đãi ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Ông Phạm Thái Bình nhận xét EU là thị trường khó tính, do đó việc chấp nhận hạn ngạch xuất khẩu gạo 100.000 tấn với thuế 0% chưa đủ để DN có thể dễ dàng đưa sản phẩm sang khối này. "Họ sẵn sàng mua gạo Việt số lượng lớn nhưng muốn được chấp nhận, gạo phải đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó, tối thiểu phải bảo đảm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật" - ông Bình lưu ý.

Theo ông Ong Hàng Văn, sản lượng thủy sản xuất khẩu sang EU còn chưa tương xứng với tiềm năng bởi khu vực này đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng "gắt" hơn so với nhiều nước châu Á, đặc biệt là chỉ tiêu dư lượng kháng sinh. Do vậy, các DN cần quan tâm chất lượng sản phẩm mới khai thác tốt hiệp định này.

Xuất khẩu sẽ tăng mạnh

Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18%-3,25% (năm 2019-2023); 4,57%-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07%-7,72% (năm 2029-2033). Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho DN, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam.

M.Chiến

Những dấu mốc quan trọng

Năm 2010, khởi động đàm phán hiệp định.

Năm 2012, chính thức đàm phán qua nhiều cấp, vòng khác nhau.

Năm 2015, cơ bản kết thúc đàm phán, chuyển sang rà soát pháp lý.

Năm 2017, tách vấn đề liên quan đến bảo hộ, tranh chấp để đưa vào hiệp định riêng là IPA.

Tháng 10-2018, EU thống nhất sẽ ký 2 hiệp định.

Ngày 25-6-2018, Hội đồng châu Âu thông qua quyết định đi đến ký kết EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU vào ngày 30-6

Phương Nhung - Báo nld.com.vn xuất bản ngày 26/06/2019

nld.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao; thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, ngành Công Thương Hải Phòng đã và đang tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương.
Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Chỉ sau 1 tháng phát động (từ ngày 10/3/2021 đến hết ngày 10/4/2021), giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương đã thu hút gần 500 bài dự thi từ các cơ quan báo chí khắp cả nước, trong đó có nhiều bài thi chất lượng đến từ các nhà báo đã có nhiều năm theo dõi và am hiểu ngành Công Thương. Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam tổ chức vào ngày 7/5/2021 vinh danh 41 tác giả/nhóm tác giả và 4 tập thể cơ quan báo chí xuất sắc nhất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động