Thứ tư 14/05/2025 15:01

MiningVietnam2018: Giải quyết thách thức công nghệ ngành khai khoáng

Triển lãm quốc tế lần thứ 4 về “Công nghiệp khai thác và phục hồi tài nguyên khoáng sản - MiningVietnam2018” diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị - Hà Nội từ ngày 18-20/4/2018 sẽ góp phần giúp ngành khai thác khoáng sản Việt Nam giải quyết thách thức về công nghệ hiện nay.
Họp báo giới thiệu MiningVietnam2018

Phát biểu tại cuộc họp báo giới thiệu MiningVietnam2018, diễn ra ở Hà Nội sáng ngày 5/4/2018, ông Trần Tú Ba - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ mỏ thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Các mỏ than lộ thiên ở Việt Nam đã khai thác dần cạn kiệt. Trong khi trữ lượng than nằm sâu dưới bề mặt đất theo thăm dò còn rất lớn, chỉ tính riêng bể than đồng bằng Sông Hồng ước tính trữ lượng khoảng 50 tỷ tấn, lớn hơn nhiều trữ lượng than vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) hiện đang khai thác. Xu hướng khai thác than từ năm 2025 trở đi sản lượng dự kiến sẽ chiếm tới khoảng 70% là từ khai thác hầm lò.

Tuy nhiên, việc khai thác hầm lò mức độ phức tạp, rủi ro, nguy hiểm cũng cao hơn nhiều so với khai thác than từ các mỏ lộ thiên. Chẳng hạn, khi lấy than rồi sẽ tạo ra khoảng trống trong lòng đất, đất đá phía trên có thể sập xuống tạo ra những vết nứt bề mặt, mạch nước ngầm theo các khe nứt tràn vào khoảng trống hầm lò phải bơm nước lên mới có thể khai thác... Đặc biệt, nếu phía trên khu vực hầm lò khai thác có các công trình dân dụng có thể dẫn tới gây sụt, lún, làm biến dạng, nứt, đổ công trình... hệ quả sẽ rất khó lường.

Theo tiến sỹ Lê Tiến Dũng - giảng viên Trường đại học Mỏ địa chất, than là dạng tài nguyên không tái tạo, khai thác rồi xét ở góc độ ngắn hạn là không thể khôi phục. Nhu cầu phát triển vẫn cần thì khai thác, vấn đề là khai thác như thế nào cho có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, mang lại giá trị cao, an toàn, hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường, cần phải có công nghệ phù hợp.

Những năm vừa qua, nhiều nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã được ứng dụng trong khai thác than - khoáng sản góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành than và khoáng sản, giảm thiểu các tác động môi trường. Dù vậy, ông Trần Tú Ba khẳng định, ngành than - khoáng sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức về công nghệ cần phải giải quyết, đặc biệt là việc khai thác than hầm lò dưới các công trình cần bảo vệ; cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể; công nghệ khai thác vỉa than ở đồng bằng sông Hồng... Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại là rất cần thiết.

Ông TB Tee - Tổng giám đốc Công ty UBP VES cho rằng, khai thác khoáng sản là hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi phải có những công nghệ phù hợp. Trên thế giới vẫn chưa có một đơn vị nào có thể cung cấp được gói giải pháp tổng thể cho quá trình khai thác và khôi phục tài nguyên. Tuy nhiên, tại MiningVietnam 2018, hơn 170 đơn vị đến từ 22 quốc gia trên thế giới sẽ trưng bày nhiều giải pháp công nghệ mới tiên tiến, hiện đại phục vụ lĩnh vực khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp khoáng sản Việt Nam có thể tiếp cận, qua đó giải quyết từng phần những thách thức đang đặt ra cho cả khâu khai thác và hậu khai thác. Chẳng hạn, một công nghệ khoan tiên tiến, hiện đại thế hệ mới trưng bày ở MiningVietnam2018 có thể giúp nhà khai thác khoan được sâu hơn vào lòng đất, năng suất hơn, hiệu quả cao hơn, không để lại những tác động xấu đến môi trường... so với những công nghệ khoan đã lỗi thời./.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình