Minh bạch hóa hoạt động đấu thầu

Hôm nay (ngày 20/6), bên cạnh việc thảo luận tại hội trường về Luật Đấu thầu (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua 3 nghị quyết, 3 dự án luật quan trọng.
Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị) phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị) phát biểu tại hội trường.

CôngThương - Buổi sáng, ngay sau khi tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 với 89,76% đại biểu tán thành, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, sau gần 7 năm thi hành Luật Đấu thầu, các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cho thấy có tình trạng thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu… gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn nhà nước. Trong quá trình thực hiện, Luật Đấu thầu cũng đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế và bất cập như: phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hiện hành chưa bao quát hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước; quy định về đấu thầu trong nhiều luật , gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng.

Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; Nghị quyết về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.

Quốc hội cũng biểu quyết thông qua các dự thảo luật, gồm: Luật Hòa giải cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp. Ba văn kiện pháp luật này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ bản cho nhân dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân và liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh.

Ủy ban Kinh tế nhận thấy, việc ban hành Luật Đấu thầu (sửa đổi) với vai trò là luật chung quy định về hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các gói thầu, dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước thuộc tất cả các lĩnh vực và các hình thức là cần thiết. Đồng thời, để thống nhất các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần xử lý mối quan hệ giữa luật này với các luật khác có liên quan về lĩnh vực đấu thầu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đấu thầu, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Về chỉ định thầu, dự án luật quy định cụ thể hơn về các trường hợp chỉ định thầu trên cơ sở pháp điển hóa quy định về các trường hợp chỉ định thầu tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn khác. Đồng thời, bổ sung các trường hợp đủ tiêu chí, điều kiện để thực hiện chỉ định thầu đối với nhà đầu tư nhằm phù hợp với phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của dự án luật. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định mở rộng chỉ định thầu trong dự án luật. Việc chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay, trường hợp do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài và một số điều kiện khác thì như quy định của Luật Đấu thầu hiện hành.

Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (đoàn Bình Định) và một số đại biểu khác bày tỏ quan tâm đến các quy định về chỉ định thầu và đề nghị quy định cụ thể những điều kiện, phạm vi áp dụng hình thức này. Theo đó, phải có những tiêu chuẩn mang tính định lượng; không chung chung được…

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã bổ sung thêm hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng (đấu thầu điện tử). Thực tế qua thí điểm đấu thầu điện tử giai đoạn I cho thấy, phương thức đấu thầu này đã góp phần “giảm chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh để mỗi gói thầu có giá phù hợp nhất, thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tăng cường hiệu quả đầu tư công, đấu thầu.

Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị) đánh giá cao quan điểm khuyến khích sự đóng góp của tư nhân trong phát triển hạ tầng cũng như chủ trương tiến hành đấu thầu qua mạng để đảm bảo minh bạch thông tin, giảm thủ tục hành chính. Đấu thầu qua mạng có nhiều ưu điểm vượt trội, giảm sự tiếp xúc trực tiếp và khả năng chạy thầu, giảm tình trạng "quân xanh quân đỏ" trong đấu thầu; nhưng đòi hỏi tính bảo mật rất cao. “Hạ tầng công nghệ thông tin của chúng ta đã đáp ứng được ngay chưa hay phải chuẩn bị từng bước”- đại biểu Hà Sĩ Đồng đặt câu hỏi.

Nguyễn Hải

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Về thông tin nhân sự ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.
Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo xử lý một số kiến nghị của Cà Mau trong đó có việc mở rộng Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 23/12, đồng chí Phan Trọng Tấn được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động