Miễn học phí: Không thể xuyên tạc chính sách nhân văn

Các thế lực thù địch cho rằng, số tiền học phí được miễn không đáng so với chi phí phụ huynh bỏ ra. Tuy nhiên, một chính sách không chỉ đong đếm bằng con số...
Địa phương thứ 7 miễn 100% học phí cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 Tuyên Quang đề xuất miễn học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Chính thức miễn học phí cho học sinh phổ thông công lập

Chính sách nhân văn

Ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông công lập. Ngay khi thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nhiều nhà quản lý, nhà giáo và các phụ huynh trên khắp cả nước đã bày tỏ niềm vui mừng trước quyết định đầy tính nhân văn này. Nhiều người cho rằng, đây là một quyết định hợp lòng dân, có ý nghĩa xã hội và sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Đây cũng là động lực lớn để các nhà trường, gia đình có thêm điều kiện chăm lo, đầu tư cho việc học tập của học sinh.

Tuy nhiên, khi thông tin được công bố công khai, trên các trang phản động, mạng xã hội các thế lực thù địch lại lợi dụng để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trên trang mạng của Tổ chức khủng bố Việt Tân, chúng luận điệu rằng: “Người dân vui mừng vì học sinh từ tiểu học tới phổ thông sẽ được miễn học phí. Đáng ra điều này phải được thực hiện từ lâu". Phần bình luận của bài viết trên, nhiều ý kiến không hiểu đúng về chính sách này đã cho rằng, “tiền học phí từ vài chục đến vài trăm nghìn một tháng không đáng là bao so với các chi phí học tập khác mà phụ huynh phải bỏ ra”; hay “giảm học phí lại tăng phụ thu”;...

Sức nặng của chính sách không chỉ đong đếm bằng những con số!

Tổ chức khủng bố Việt Tân thật hồ đồ. Bởi trên thực tế, sức nặng và hiệu quả của một chính sách, đôi khi không chỉ đong đếm bằng những con số!

Trước hết phải nhìn nhận, miễn học phí là một trong những quyết sách có ý nghĩa lớn. Ai có hoàn cảnh kinh tế khó khăn mới thấu hiểu được giá trị của các chính sách hỗ trợ này. Nếu không có sự hỗ trợ về học phí, nhiều em học sinh thuộc diện hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa có thể sẽ phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Miễn học phí: Không thể xuyên tạc chính sách nhân văn
Miễn học phí là một trong những quyết sách rất nhân văn và có ý nghĩa lớn. Ảnh: Linh Hương

Có khoản hỗ trợ này, gánh nặng lo toan của cha mẹ khi vào năm học mới cũng giảm bớt phần nào. Những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường, sẽ có thêm bộ quần áo, bộ đồ dùng học tập tươm tất hơn hoặc có chiếc xe đạp tới trường, thay vì khoản tiền đó phải dành đóng học phí. Đặc biệt, với những gia đình có 2 - 3 người con trong độ tuổi đến trường, với nhiều khoản chi phí khác cho học tập thì sự hỗ trợ đó càng thêm ý nghĩa.

Ngoài ra, bước đi này cũng nhằm mang đến sự công bằng, bình đẳng trong hai môi trường giáo dục công và tư về mặt học phí - hiện đã và đang tiếp tục có khoảng cách, sự khác biệt rất lớn.

Theo thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.

Hiện nay có 10 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025 là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.

Về kinh phí để thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh, căn cứ các quy định liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông là khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo bộ này, nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương sẽ phải thực hiện ít hơn số này. Trên thực tế, mức ngân sách cần bảo đảm sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.

Từ xưa đến nay, học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội đặc biệt quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ em mầm non đến trung học phổ thông tại các cơ sở công lập trên cả nước sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các quy định miễn học phí cho các em học sinh. Theo quy định hiện hành, từ ngày 01/9/2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến trung học cơ sở (đến hết lớp 9). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50 - 70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục).

Ngoài các đối tượng được miễn học phí theo quy định hiện hành nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh phổ thông. Theo đó, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành giáo dục

Ngành giáo dục 'bắt tay' phát triển công nghệ chiến lược

Thực hiện Nghị định số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành giáo dục tích cực “bắt tay” hợp tác phát triển công nghệ chiến lược.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025: Gấp đôi mã đề

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025: Gấp đôi mã đề

Thay vì 24 mã đề như năm 2024, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 có 48 mã đề, học sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 sẽ thi riêng.
Dạy thêm, học thêm: Bộ chỉ đạo, địa phương vẫn lúng túng!

Dạy thêm, học thêm: Bộ chỉ đạo, địa phương vẫn lúng túng!

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, một số địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện quy định về quản lý dạy thêm, học thêm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Trong quy định mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng thời hạn người học/gia đình người học phải hoàn trả chi phí bồi hoàn từ 60 ngày lên 120 ngày.
Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Hiện nhiều trường đại học đã thông báo tăng học phí, khiến phụ huynh lo lắng với số tiền phải chi trả cho năm học mới.

Tin cùng chuyên mục

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 có gì mới? Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của bạn, đừng bỏ lỡ!
Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Mùa tuyển sinh 2025 sẽ bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn các trường sư phạm sẽ thay đổi thế nào? Quy chế tuyển sinh mới liệu có giảm bớt căng thẳng cho thí sinh?
Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam là đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế nhờ tiết kiệm năng lượng vượt trội, hướng đến vận hành xanh.
Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học 2025, giảm 4 phương thức so với năm 2024 nhằm công bằng hơn cho các thí sinh.
Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc cấm giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo, được quy định tại Luật Nhà giáo.
Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đang chuyển đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay (30/3), khoảng 130.000 thí sinh tham gia đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Không chỉ là nơi quy tụ những tài năng xuất sắc của Thủ đô, Trường Hà Nội - Amsterdam còn góp phần quan trọng trong việc đào tạo nên những nhân tài cho đất nước
Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Theo kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét đại học từ ngày 16 - 28/7/2025.
Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Mùa tuyển sinh năm nay, em Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội) đứng giữa hai lựa chọn: theo đuổi ước mơ làm nhà báo hay chọn một ngành học an toàn hơn?
Khối trường Công Thương

Khối trường Công Thương 'bắt trend' ngành học mới

Để đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên, kỳ tuyển sinh năm 2025, khối trường ngành Công Thương đã mở những ngành học mới như vi mạch bán dẫn.
ĐH Điện lực

ĐH Điện lực 'chuyển giao' gần 1.000 nhân tài khi thị trường lao động đang 'khát'

Hơn 900 nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Điện lực (EPU) nhận bằng tốt nghiệp sáng 28/3 sẽ góp phần vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước

Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước

Bộ Quốc phòng phong quân hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước. 16 bác sĩ quân y xuất sắc được vinh danh tại Lễ tốt nghiệp Học viện Quân y ngày 27/3.
Cách cộng điểm IELTS cho thí sinh xét tuyển đại học 2025

Cách cộng điểm IELTS cho thí sinh xét tuyển đại học 2025

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm hoặc quy đổi điểm cho thí sinh sở hữu chứng chỉ IELTS.
Quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng mới ra sao trước sáp nhập?

Quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng mới ra sao trước sáp nhập?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
11 cán bộ Trung ương Đoàn được vinh danh vì đóng góp cho ngành giáo dục

11 cán bộ Trung ương Đoàn được vinh danh vì đóng góp cho ngành giáo dục

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” cho 11 cán bộ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ vụ Chu Thanh Huyền: Đừng đùa với cư dân mạng

Từ vụ Chu Thanh Huyền: Đừng đùa với cư dân mạng

Thời đại công nghệ số không chỉ mở ra cơ hội cho mỗi cá nhân thể hiện bản thân mà còn đặt ra những thách thức lớn trong việc kiểm soát lời nói và hành vi.
Đại học Bách khoa Hà Nội ghi dấu ấn châu lục về kỹ thuật công nghệ

Đại học Bách khoa Hà Nội ghi dấu ấn châu lục về kỹ thuật công nghệ

Chính phủ yêu cầu phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học hiện đại, thuộc nhóm hàng đầu châu Á trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Ngành học nào

Ngành học nào 'lên ngôi' trong mùa tuyển sinh 2025?

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025-2026, nhiều trường đại học đã mở thêm các ngành học mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và xu hướng phát triển của xã hội.
Mobile VerionPhiên bản di động