Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ngân hàng MB |
Ông có thể chia sẻ vì sao MB lại lựa chọn hợp tác với Bordier & Cie, một ngân hàng tư nhân hàng đầu Thụy Sĩ để “thiết kế” dịch vụ MB Private nhắm đến phân khúc “người giàu” Việt Nam?
Dịch vụ Private Banking đã có từ lâu trên thế giới. Còn ở Việt Nam nó phải đi theo nhịp phát triển kinh tế, khi mà tích lũy đủ lớn của giới chủ doanh nghiệp, họ đủ tài sản mới có nhu cầu. Nếu 10 năm trước đây thì dịch vụ này chưa thể ra đời. Mặt khác trước đây ở Việt Nam, người có tài sản lớn thường tự phục vụ là chính hoặc tự đi tìm kênh này hay kênh khác từ nước ngoài, hay hỗ trợ của các cá nhân, chứ chưa có dịch vụ chính thống và được bảo vệ một cách chính thống. Đây chính là lý do để MB hợp tác với Bordier & Cie, một ngân hàng có trên 175 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này để cung cấp dịch vụ Private Banking chuẩn Thụy Sỹ ngay tại Việt Nam.
Với MB Private chúng tôi sẽ mang tới một hệ thống giải pháp tài chính và tư vấn toàn diện, bao gồm dịch vụ ngân hàng, các giải pháp đầu tư, bảo hiểm và tín dụng, hoạch định tài sản cũng như các dịch vụ tư vấn chuyên biệt theo yêu cầu. Đặc biệt MB Private còn mang đến cho khách hàng dịch vụ quốc tế chuyên biệt đặc quyền (Bespoke Services) bao gồm các dịch vụ: bác sĩ gia đình, dịch vụ hỗ trợ tiện ích cá nhân và phong cách sống, dịch vụ tư vấn định cư di trú, dịch vụ chuyển giao thừa kế tài sản và lập kế hoạch tài chính, dịch vụ quản trị gia đình…
Vậy đối tượng khách hàng phải có tài sản lớn đến mức độ nào thì mới được phân định vào nhóm khách hàng của MB Private, và số lượng khách hàng của phân khúc dịch vụ này mà MB đang hướng tới phục vụ là bao nhiêu, thưa ông?
Trước hết nói về quy mô tài sản, của khách hàng mà MB Private lựa chọn là nhóm khách hàng có quy mô tài sản từ khoảng 1 triệu USD trở lên nhưng là tài sản hoạt động, có nghĩa là tài sản dùng để đầu tư. Cần phân định rõ 1 căn hộ tại Sài Gòn có thể có giá 1 triệu USD nhưng 1 căn hộ sẽ không được tính là tài sản hoạt động, tức là tài sản có thể ngay lập tức đầu tư và sinh lời.
MB cũng như Bordier & Cie muốn tiếp cận ở góc độ nhóm khách hàng thực sự có khối lượng tài sản ròng lớn hơn. Chúng tôi đang dự kiến trong 1,5 triệu khách hàng cá nhân mà chúng tôi đang phục vụ (hiện MB có khoảng 4,5 triệu khách hàng hoạt động nhưng có khoảng 1,5 triệu khách hàng giao dịch liên tục tại MB), hiện nay mới có khoảng gần 500 người nằm trong phân khúc dự kiến phục vụ. Còn trên cả thị trường, chúng tôi dự kiến có khoảng 10.000 người trên 90 triệu dân thì không hề nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cùng với sự phát triển thì khối lượng tích luỹ tài sản của mọi người, của cá nhân sẽ tăng dần lên.
Khi kết hợp với Bordier & Cie tạo nên MB Private, MB đã mở ra một con đường thuận lợi cho khách hàng Việt Nam có tài sản lớn có thể dùng tiền đầu tư hay sử dụng các dịch vụ ở nước ngoài. Vậy ngân hàng đã xử lý các vấn đề pháp lý như thế nào để ngăn chặn những tình huống như chuyển tiền bất hợp pháp, rửa tiền? Và trong việc hợp tác này với Bordier, MB có cần thêm giấy phép gì từ phía Ngân hàng Nhà nước không?
Theo tôi hiểu bạn đang muốn nói đến việc chống rửa tiền đúng không? Hiện nay theo quy định của nhà nước, có khá nhiều cách thức để cá nhân vẫn tuân thủ quy định của pháp luật mà vẫn có thể đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Ví dụ, MB cũng đang cung cấp các dịch vụ chuyển tiền kiều hối cho cá nhân. Chúng tôi cũng sẽ thống nhất với Bordier để đảm bảo những tư vấn của MB cho khách hàng, đặc biệt là những nhu cầu mua bất động sản, mua sắm đầu tư ở ở nước ngoài với quy mô lớn vẫn đảm bảo quy định pháp luật. Giúp khách hàng có thể thực hiện được các hoạt động giao dịch nước ngoài mà không sai luật, đó là điều chắc chắn mà MB làm.
Còn việc hợp tác với Bordier là hợp đồng hợp tác giữa hai đơn vị thông thường theo dạng hợp đồng BCC của Việt Nam nên không cần thêm các giấy phép khác.
Ông đánh giá như thế nào về sự tăng trưởng của phân khúc người giàu tại Việt Nam cũng như nhu cầu đầu tư của họ ra nước ngoài dưới nhiều hình thức?
MB cũng đã có phân tích điều này cùng Bordier.Với sự phát triển kinh tế hiện nay, nếu chúng ta duy trì được tốc độ tăng trưởng cho tới khi chúng ta có thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD - 15000 USDngười/năm thì mỗi năm chúng ta sẽ tăng thêm từ 20 - 25% của số lượng 10.000 người có tài sản lớn tại Việt Nam. Bởi tài sản là quá trình tích lũy, từ việc tích luỹ cho cá nhân và tích lũy cho gia đình, thời gian càng đủ dài thì tích lũy tài sản càng lớn và số lượng người giàu có và tích lũy tài sản lớn càng tăng lên. Đây là việc rất tốt cho đất nước, khi đất nước phát triển và kinh tế tư nhân được ủng hộ thì chắc chắn sẽ tạo ra lớp người ấy. Nên tôi cho rằng đây cũng là lúc hợp lý để bắt đầu dịch vụ này.
Cảm ơn ông đã chia sẻ!
Ông Evrard Bordier, Giám đốc Điều hành và Quản lý của Bordier & Cie (Singapore): |