Thứ bảy 19/04/2025 13:04

Mật ong bạc hà: Đặc sản quý hiếm vùng cao nguyên đá Đồng Văn

Mật ong bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Nhiều gia đình ở 4 huyện vùng cao Hà Giang đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật. Hiện tại, dịp cuối năm cũng là lúc cao nguyên đá Hà Giang vào chính vụ thu hoạch mật ong bạc hà. Năm nay thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện giúp hoa bạc hà nở rộ, mật ong đạt năng suất chất lượng cao.

Là một trong những cơ sở nuôi ong lớn trên địa bàn huyện Đồng Văn, với hơn 1 nghìn tổ, ông Sùng Sính Vư - Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hà An, huyện Đồng Văn - cho biết: Năm nay, thời tiết thuận lợi, cộng với kinh nghiệm chăm sóc nên hoa Bạc hà bung nở nhiều hơn mọi năm. Thời điểm này, ông đã thu hoạch 3 lượt mật ong. Mỗi lượt được 250 đến 300 lít. Theo tính toán đến cuối vụ gia đình ông sẽ thu hoạch khoảng 2 nghìn lít, ước tổng thu nhập 1 tỷ đồng.

Hoa bạc hà

Hoa bạc hà là loài cây mọc tự nhiên, khi các đợt không khí lạnh đến với vùng cao nguyên đá, đó cũng là lúc hoa bạc hà bắt đầu vào vụ. Mật ong bạc hà là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện Đồng Văn, mang lại nguồn thu nhập cho người dân và phát triển du lịch. Mùa mật chính bắt đầu từ đầu tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Năm nay, do vùng nguyên liệu hoa bạc hà tốt nên mật có màu vàng chanh, ánh xanh rõ rệt, vị ngọt thanh.

Đồng Văn là huyện có diện tích hoa bạc hà lớn nhất vùng cao nguyên đá với 1.124ha. Đây là nguồn nguyên liệu ưa thích của loài ong bản địa. Do khí hậu phù hợp, nên mật ong ở đây có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Hiện, tại khắp các xã trên địa bàn huyện Đồng Văn người dân đang bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ, mật ong bạc bà. Năm nay sản lượng mật cao hơn mọi năm khoảng 10 đến 20%.

Người dân Đồng Văn đang bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ Mật ong Bạc Hà

Giá bán mật ong bạc hà từ 400 đến 500 nghìn/lít, cao hơn so với các loại mật ong thông thường, đem lại kinh tế cao cho người dân, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi nghề nuôi ong phụ thuộc 100% vào thời tiết. Hy vọng, với sự ủng hộ từ thiên nhiên cùng những định hướng của các ngành chức năng, nuôi ong sẽ là nghề giúp bà con nơi địa đầu Tổ quốc giảm nghèo bền vững và khẳng định được thương hiệu trên thị trường./.

PV

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Chi tiết tên 36 xã, phường sau sắp xếp

Chính thức thông xe 20km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bắc Ninh và Bắc Giang: Thống nhất bộ máy khi hợp nhất theo hướng nào?

Thanh Hóa sẽ có 18 phường và 148 xã sau sáp nhập

TP. Hải Phòng còn bao nhiêu xã và đặc khu sau hợp nhất với Hải Dương?

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ có 88 xã, phường sau sáp nhập

Nam Định lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Đồng Nai tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 50 năm Ngày Giải phóng Bình Thuận

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết tên 102 xã, phường mới, có Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn

Thượng úy Nguyễn Đăng Khải được thăng cấp hàm lên Thiếu tá

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Lai Châu dự kiến còn 38 đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Đắk Nông đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã