Mặt hàng xuất khẩu nào bị áp dụng theo Quy định chống phá rừng của EU?
Hội nhập - Quốc tế 04/08/2023 12:09 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vì sao EU thực hiện chiến dịch chống chất thải dệt may? Bài 1: Thêm "hàng rào xanh" từ thị trường EU Bài 3: Minh bạch để nông lâm sản Việt tiến sâu vào thị trường EU |
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ Luxembourg và EU cho biết, Quy định chống phá rừng của EU nhằm giải quyết tình trạng phá rừng; suy thoái rừng, bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học.
![]() |
Cà phê là một trong các mặt hàng chịu áp dụng Quy định chống phá rừng của EU |
Theo đó, phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định chống phá rừng của EU gồm: Gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất.
Quy định nêu rõ, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.
Ngoài ra, kể từ ngày 29/6/2023, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác. "Do vậy, đối với ngành cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo họ không lấy nguồn cà phê từ đất bị phá rừng hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, họ mới có thể xuất khẩu cà phê sang Liên minh châu Âu (EU)"- Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho hay.
Đáng lưu ý, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU thông tin, kể từ ngày 31/12/2024, EU cấm việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm. Quy định của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê. Các công ty có thể kết hợp dữ liệu này với các công cụ giám sát vệ tinh. Những công cụ này kiểm tra xem các công ty có đáp ứng các yêu cầu của quy định hay không và xác định các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ suy thoái đất và phá rừng.
"Đề xuất này cũng dán nhãn các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp"- Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU chỉ rõ.
Bên cạnh đó, tăng khả năng truy xuất nguồn gốc là một khía cạnh quan trọng khác của Quy định EU này. Đối với ngành cà phê, truy xuất nguồn gốc liên quan đến việc liên kết dữ liệu với một cá nhân hoặc một nhóm nhà sản xuất. Truy xuất nguồn gốc làm tăng yêu cầu thu thập dữ liệu cho tất cả các tác nhân trong chuỗi.
Như vậy, để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng cà phê, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU lưu ý, các tác nhân trong chuỗi cung ứng cần ghi lại dữ liệu mỗi khi hạt cà phê thay đổi chủ sở hữu. Bên cạnh tọa độ địa lý của khu vực sản xuất, các loại dữ liệu khác cũng cần được báo cáo như: Số lượng nhà sản xuất làm việc trên mỗi lô; số lượng và chất lượng của hạt cà phê; dự báo năng suất.
Về sử dụng công nghệ, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cho hay, nhà sản xuất có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số khác nhau để thu thập dữ liệu định vị địa lý. Những công cụ này bao gồm: Các ứng dụng sử dụng GPS của thiết bị để vẽ tọa độ khi bạn đi bộ; Máy bay không người lái có thể lập bản đồ bằng cách chụp ảnh từ trên cao; các nền tảng tinh vi hơn cho phép bạn vẽ các khu vực này từ bản đồ hoặc hình ảnh vệ tinh hiện có.
Ngoài tất cả các yêu cầu dữ liệu nêu trên làm tăng tầm quan trọng của số hóa trong chuỗi giá trị cà phê. Các nhà xuất khẩu muốn sử dụng các giải pháp kỹ thuật số cần hiểu cách tiến hành như là một nhà xuất khẩu; cần hiểu công cụ kỹ thuật số nào có thể sử dụng để thu thập dữ liệu định vị và truy xuất nguồn gốc; có đủ kiến thức nội tại để sử dụng những công cụ này hay không; có thể cần hợp tác để sử dụng các công cụ cụ thể; mặt khác cần xác định các hoạt động quan trọng để thực hiện kế hoạch số hóa của mình, theo dõi kết quả và chuẩn bị mở rộng quy mô.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Báo Anh cảnh báo về “mối đe dọa toàn cầu mới”

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/12/2023: Mỹ nghi ngờ khả năng Ukraine mở cuộc phản công mới trong năm 2024

EU vẫn nhập 50% LNG của Nga

Ngành da giày làm gì để tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định UKVFTA?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 9/12/2023: Mỹ phản đối lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza do HĐBA Liên hợp quốc khởi xướng
Tin cùng chuyên mục

Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/12/2023: Nga bắt đầu đợt tấn công mới ở Ukraine

Hiệp định RCEP: Góp phần gia tăng kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia

Cổng thông tin FTAP: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do

RCEP: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại Malaysia và Việt Nam

Hiệp định UKVFTA sẽ tạo thêm những động lực mới để các nhà đầu tư Anh đến Việt Nam

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo non-basmati sang 5 nước châu Phi

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/12/2023: Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí thế hệ cũ cho Ukraine

Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

Hiệp định UKVFTA: Thúc đẩy thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Anh

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Hiệp định RCEP: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc

Vì sao Brazil gia nhập OPEC+?

Khai thác các FTA thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/12/2023: Mỹ giảm quy mô viện trợ, Ukraine sẽ thiếu tài chính và đạn dược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/12/2023: Ukraine nói đẩy lùi 85 đợt tiến công của Nga

Xuất khẩu bền vững sang EU: Doanh nghiệp phải quan tâm đến môi trường
Đọc nhiều

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2023: Đã phát hiện hình ảnh của xe tăng Abrams ngoài tiền tuyến
