Mất an toàn trong giao dịch điện tử: Trách nhiệm chính là của ai?

Việc liên tiếp xảy ra các vụ mất tiền trong tài khoản thẻ ở ngân hàng đã làm dấy lên lo ngại của người tiêu dùng về sự bảo mật và độ an toàn khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng trách nhiệm chính mỗi khi xảy ra sự cố là của ai?
Mất an toàn trong giao dịch điện tử: Trách nhiệm chính là của ai?
Thẻ ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội nhưng mỗi khi xảy ra sự cố thì trách nhiệm thuộc về ai, ngân hàng hay khách hàng?

Rủi ro hợp đồng

Phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, là một hoạt động ngân hàng điện tử, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đối với các ngân hàng cũng như với cả khách hàng sử dụng. Vì vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này đã đặt ra khá nhiều yêu cầu nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro. Có ít nhất năm nhóm văn bản quy định liên quan trực tiếp, bao gồm: Giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, tài khoản thanh toán, thanh toán thẻ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc có đến hàng chục đạo luật, nghị định, thông tư quy định cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn và rủi ro cho ngân hàng cũng như khách hàng.

Khoản 4, điều 12 về “Các nguyên tắc trong quan hệ với khách hàng”, “Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”, ban hành kèm theo Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31-7-2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định rõ trách nhiệm của ngân hàng như sau: “Khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng và hoặc trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, ngân hàng phải có trách nhiệm công khai và giải thích rõ ràng, đầy đủ những rủi ro khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng những dịch vụ này”.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro và bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch điện tử nói chung, giao dịch thẻ nói riêng chưa được thực hiện một cách đầy đủ, hợp lý. Nhất là đối với các trường hợp tài khoản thẻ được kết nối với nhiều tài khoản thanh toán, được mở chỉ để hưởng khuyến mại hay để hoàn thành chỉ tiêu phát hành thẻ được phân bổ cho nhân viên. Rất nhiều tài khoản thẻ được mở ra, rồi lại đóng sau một vài tháng, mà chủ thẻ là người nhà, bạn bè, thậm chí cả người giúp việc của ai đó không hề có nhu cầu. Khi đó, chủ thẻ thậm chí còn không hề ký hợp đồng, không biết là mình có thẻ, chứ nói gì đến việc được ngân hàng phổ biến quy trình thế nào, rủi ro ra sao.

Hợp đồng dịch vụ thẻ, đôi khi lên đến cả chục trang, với cỡ chữ rất nhỏ, nội dung khá phức tạp và khó hiểu cũng gây khó khăn, bất lợi cho khách hàng. Từ ngày 15/10/2015, hợp đồng này phải theo mẫu và điều kiện giao dịch chung về việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng cá nhân sẽ phải đăng ký tại Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc này góp phần giảm thiểu các điều khoản không rõ ràng và bất lợi cho khách hàng.

Trách nhiệm bảo đảm an toàn thuộc về ai?

Hiện nay, theo khoản 1 Điều 18 về “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thẻ” trong Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30-6-2016 của Thống đốc NHNN “Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng”: Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm “phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác sử dụng thẻ đúng quy trình, các rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thẻ và cách xử lý khi gặp sự cố” và “Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro cho giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ...”.

Còn điều 20 về “Tra soát, xử lý khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ” trong thông tư này quy định: Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm giải quyết và trả lời yêu cầu tra soát của chủ thẻ khi phát hiện có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về giao dịch thẻ. Tuy nhiên, thời hạn trả lời do các bên liên quan thỏa thuận, chứ pháp luật không quy định cụ thể. Do giao dịch có thể liên quan đến nhiều ngân hàng và đơn vị chấp nhận thanh toán, nên tương đối kéo dài.

Tóm lại, pháp luật quy định trách nhiệm bảo đảm an toàn tài khoản thanh toán nói chung, tài khoản thẻ nói riêng, chủ yếu thuộc về ngân hàng.

Trách nhiệm khi mất tiền

Điểm g, khoản 2 Điều 5, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN “Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” quy định một trong các nghĩa vụ của chủ tài khoản là: “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình”. Điểm g, khoản 2 Điều 6 của thông tư này cũng quy định một trong các nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tương tự là: “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình”. Như vậy, thì bên nào có lỗi, bên đó sẽ phải chịu thiệt hại. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, việc xác định lỗi của khách hàng hay của ngân hàng hầu như đều do phía ngân hàng kết luận. Rồi đâu là sai sót chính yếu dẫn đến việc bị lợi dụng, lừa đảo? Và cuối cùng, nếu hai bên cùng có sai sai sót thì đâu là sai sót quyết định dẫn đến việc mất tiền?

Hiện nay, khoản 2 Điều 19 về “Xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ” trong Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định trách nhiệm của ngân hàng phát hành thẻ là: Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, thì phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Tuy nhiên, quy định này có thể hiểu rằng, thời hạn hoàn thành việc khoá thẻ vẫn có thể kéo dài 5 hoặc 10 ngày làm việc, tùy theo loại thẻ do NHNN hay tổ chức thẻ quốc tế cấp mã.

Nếu như tiếp tục kéo dài thời hạn miễn trách nhiệm cho ngân hàng phát hành thẻ từ 5-10 ngày như vậy, thì kẻ gian vẫn có thừa thời gian để rút hết tiền của khách hàng. Khi đó, chủ thẻ chỉ còn biết xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 19: “Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả”. Trường hợp chủ thẻ và ngân hàng phát hành thẻ không không thống nhất được khi xảy ra các sai sót, vi phạm, tổn thất, thì chỉ còn cách khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài theo thoả thuận trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

Quy định của pháp luật về hoạt động thẻ, có vẻ như rất công bằng, bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng, thậm chí còn đặt ra yêu cầu cao hơn đối với ngân hàng. Chẳng hạn như khi xảy ra rủi ro mất tiền từ dịch vụ thẻ, ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chưa phổ biến, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, đầy đủ cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác đúng quy trình sử dụng thẻ, các rủi ro có thể gặp phải và cách xử lý khi gặp sự cố sử dụng thẻ theo quy định tại Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN và Thông tư số 19/2016/TT-NHNN như đã nêu trên.

Tuy nhiên, với vị thế bất cân xứng thông tin, đứng bên ngoài nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống công nghệ vô cùng phức tạp và bảo mật rất cao của ngân hàng, thì thực tế rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ dường như dồn hết về phía chủ thẻ.

Theo Kinh tế Sài Gòn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhiều ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”, hứa hẹn bức tranh quy mô mới của ngành ngân hàng.
Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, sau 25 tháng tăng trưởng liên tiếp, tháng 1/2024, khi lãi suất chạm đáy người dân rút 34.643 tỷ đồng khỏi ngân hàng.
Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Khi các thủ đoạn lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, ngành ngân hàng phải chuyển sang các phương pháp xác thực tiến bộ hơn để bảo vệ tài khoản của người dùng.
VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

Đại hội đồng cổ đông VPBank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị.
Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.
Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Với tính năng tự động trả góp giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng của VPBank có thêm sự lựa chọn thanh toán, gia tăng tính linh hoạt, mua sắm thông minh.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức tới 30%

Ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng
Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng.
Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Trao giải cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng

Trao giải cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng

Ngày 25/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” BIDV và các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank khởi động quý 1/2024 đầy thuận lợi với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Giai đoạn 2018 - 2019, VIB gây ấn tượng trên thị trường thanh toán không tiền mặt khi ra đời một trong những dòng thẻ cá nhân hóa đầu tiên tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động