Thứ ba 13/05/2025 14:31

Mastercard khuyến nghị thanh toán không tiếp xúc tại châu Á - Thái Bình Dương

Các quốc gia đã và đang thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo sự an toàn của người dân, trong khi đó, Mastercard, với vai trò lãnh đạo trong ngành, cũng tích cực trao đổi với Chính phủ và các đối tác trên khắp châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo người tiêu dùng có các hạn mức thanh toán không tiếp xúc đủ cao.    

Cam kết vững vàng của Mastercard trong việc thúc đẩy các giao dịch thuận tiện, an toàn và liền mạch hơn thông qua thanh toán bằng thẻ “tap-and-go” (“chạm và đi”) ngày càng cấp thiết và quan trọng khi sự lan truyền phức tạp của Covid-19 chứng minh sự cấp bách của môi trường và các trải nghiệm không tiếp xúc.

Việc sở hữu hạn mức giao dịch phù hợp cho phép người dân lưu trữ nhiều mặt hàng thiết yếu hơn sau mỗi lần đi tới những nơi công cộng mà không phải chạm vào các bề mặt có khả năng lây nhiễm cao, không cần nhập mã PIN, cầm tiền mặt, hay sử dụng bút để thanh toán. Các giao dịch giờ đây đã không còn yêu cầu chữ ký của chủ thẻ, giúp hạn chế các điểm tiếp xúc đồng thời gia tăng tốc độ thanh toán. Đây là thay đổi mới rất quan trọng với các doanh nghiệp, cửa hàng và người tiêu dùng.

Các giao dịch trực tiếp vẫn cần phải diễn ra, ngay cả trong những thời điểm như hiện nay. Việc tạo ra phương thức thanh toán không tiếp xúc và nhanh chóng chính là cách giúp mọi người trở nên có trách nhiệm hơn với xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và bảo vệ cộng đồng trong lúc này. Mastercard hoàn toàn ủng hộ các hoạt động giãn cách xã hội, làm việc từ xa, các biện pháp phòng chống tại nhà và các nỗ lực khác để đẩy lùi Covid-19”, ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Sản phẩm và Đổi mới của Mastercard khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.

Tính đến tháng 2/ 2020, giao dịch thanh toán không tiếp xúc đã chiếm khoảng 50% tổng số giao dịch qua thẻ của Mastercard trên toàn cầu trừ Hoa Kỳ.

Châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của thanh toán không tiếp xúc, tuy nhiên việc áp dụng diễn ra khác nhau ở các quốc gia trong khu vực. Thanh toán không tiếp xúc đang được sử dụng rộng rãi ở Úc, Singapore, Hồng Kông, New Zealand và Malaysia; tăng trưởng nhanh ở Ấn Độ; tăng trưởng ổn định từ mức thấp tại Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam. Hạn mức giao dịch cũng được điều chỉnh khác nhau trong khu vực dựa trên những yếu tố phù hợp với môi trường trong nước và lợi ích của chủ thẻ.

Một số thị trường như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản đã có hạn mức cao. Úc và New Zealand đã tăng hạn mức từ ngày 9 tháng 4 và Philippines sẽ tăng vào ngày 17 tháng 7 tới đây. Mastercard luôn sẵn sàng hỗ trợ các thị trường còn đang thảo luận, đây là tiền đề tạo động lực cho hành động. Kết quả tại châu Á - Thái Bình Dương đã phản ánh những nỗ lực trên toàn cầu trong việc thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc..

Bên cạnh những nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật thanh toán, Mastercard cũng thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời gian này. Để thúc đẩy tốc độ phát triển và nhân rộng các phương pháp điều trị Covid-19, sự hợp tác vừa qua giữa Quỹ Bill và Melinda Gates, tổ chức từ thiện y tế Wellcome Trust và Mastercard đã cam kết khoản tài trợ lên tới 125 triệu USD.

Ngọc Hân
Bài viết cùng chủ đề: Thanh toán không dùng tiền mặt

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô