“Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền”: Cuốn sách ý nghĩa nâng cao kiến thức về tài chính Sắp diễn ra khóa đào tạo nâng cao kiến thức về tài chính cho cộng đồng |
Đây là hoạt động được nhà trường chú trọng tổ chức xuất phát từ chính mong muốn tạo sân chơi thú vị cho học sinh, mang lại cho học sinh kiến thức sử dụng tài chính thông minh, giúp các em tiếp cận sớm việc quản lý tài chính, ứng xử tài chính trong quan hệ với gia đình và xã hội, giúp các em hoàn thiện và phát triển các kĩ năng hỗ trợ cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, việc tổ chức chương trình cũng nhằm góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
Hàng ngàn học sinh Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội) hào hứng tham gia cuộc thi Hiểu biết về tài chính. |
Chương trình được các em học sinh hào hứng tham gia. Trong hơn 1 tuần, nhiều lớp, nhóm học sinh, cá nhân học sinh đã thực hiện các bài dự thi bằng clip, bài thuyết trình… gửi về dự thi, các chủ đề như: Tiền có mua được hạnh phúc không, làm sao để tiết kiệm tiền, sử dụng tiền như thế nào cho đúng… được các em học sinh sôi nổi thảo luận. Từ đó, thành lập các đội thi để cùng chia sẻ những kiến thức liên quan.
Theo bà Vũ Hạnh Nguyên – Bí Thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, chúng tôi từ lâu trăn trở việc tạo thêm các sân chơi, chương trình rèn luyện kĩ năng, vừa cho học sinh có cơ hội tiếp cận những kiến thức mới mẻ và hữu ích. Khi có đủ những thông tin và các học liệu cần thiết liên quan đến lịch sử tiền tệ Việt Nam, kiến thức về tài chính, ngân hàng chúng tôi đã tổ chức cuộc thi và thực hiện mong muốn truyền tải những kiến thức này đến học sinh, giúp các em tiếp cận và nâng cao hiểu biết về tài chính từ sớm.
Cuộc thi có sự tham gia, chia sẻ đến từ chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước về nội dung cung cấp các kiến thức bổ ích, lý thú về lịch sử đồng tiền Việt Nam, mốt số hình thức thanh toán, các cảnh báo bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt đến với các bạn học sinh một cách sinh động, đơn giản, dễ hiểu và có sức lan tỏa rộng rãi. Qua đó, giúp các em học sinh sớm tiếp cận với kiến thức cơ bản về tài chính, như: Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, đầu tư; đồng thời, có những hiểu biết về tiền và lịch sử đồng tiền Việt Nam, cách ứng xử với đồng tiền, biết quý trọng giá trị sức lao động, cảm nhận được những thông điệp về lòng yêu lao động, lòng nhân văn, nhân ái.
Chị Hà Lan Anh, phụ huynh học sinh lớp 6a1 chia sẻ, chương trình được học sinh háo hức tham gia. Đây thực sự là hoạt động khai mở ban đầu cho các em những kiến thức mới mẻ, bổ ích và vô cùng giá trị về tài chính. Các em học sinh lần đầu được làm quen và có những nhận thức về tiền, giá trị và những bài học bổ ích về tiền và một số kiến thức tài chính, điều này giúp các em có những nhận thức ban đầu và sau này sẽ ngày càng có ý thức học hỏi về tài chính nhiều hơn.
Các nội dung, kiến thức từ cuốn sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam phát hành năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do TS. Đào Minh Tú chủ biên. Cuốn sách “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện, được các em học sinh tìm hiểu và chia sẻ rộng rãi qua các phần thi, từ đó đem lại những kiến thức mới mẻ, bổ ích, bồi dưỡng thêm kĩ năng, văn hóa đọc cho học sinh.
Đội đoạt giải Nhất của cuộc thi |
Theo cuốn sách “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen, các khái niệm tưởng chừng phức tạp, khó hiểu như: Lạm phát, giảm phát, lãi suất, tỷ giá,… đã được cuốn sách định nghĩa và lý giải một cách dễ hiểu, logic, được lồng ghép vào nội dung của 30 câu chuyện trong cuốn sách. Cuốn sách còn giúp các em học sinh rèn luyện văn hóa đọc, hoàn thiện kĩ năng, nhân cách và phát triển một cách toàn diện.
Cuốn truyện sử dụng các hình vẽ sinh động, các câu ca dao, tục ngữ, đã làm cho các kiến thức về tài chính không còn xa vời mà trở nên gần gũi và khiến các em học sinh yêu thích việc đọc sách hơn. Em Minh Anh - học sinh Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội cho biết: “Lần đầu tiên em quan tâm đến tài chính như cách nhận biết tiền thật, giả, các hình thức về tiết kiệm, nhất là cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ khi phải lao động kiếm tiền, nhiều khái niệm lần đầu em được nghe về tiền đều rất ấn tượng đối với em.”
Trước đó, Cuộc thi hiểu biết về tài chính đã được nhiều trường Tiểu học, THCS, THPT và Đại học tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Huế… tổ chức và thu hút tới hơn 11.000 học sinh, sinh viên tham gia.