"Măng cụt Bảo Lộc" được cấp nhãn hiệu độc quyền
Tinh hoa hàng Việt Nam 18/09/2023 11:28 Theo dõi Congthuong.vn trên
Gạo ST25 không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Hoa Kỳ Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” Măng cụt Lái Thiêu tự tin xuất ngoại |
Đây là sản phẩm tiếp theo của thủ phủ chè Bảo Lộc được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền sau thương hiệu “Trà B’Lao” được cấp năm 2009.
Nhãn hiệu “Măng cụt Bảo Lộc” thuộc nhóm 31 - quả măng cụt tươi, có hiệu lực trong thời gian 10 năm kể từ ngày cấp. Với việc được công nhận nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp chính quyền địa phương và người tiêu dùng nhận diện, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm măng cụt Bảo Lộc trên thị trường. Đây cũng là cơ hội lớn để thành phố Bảo Lộc có quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập vùng chuyên canh, định hướng người dân đầu tư phát triển bền vững cây măng cụt.
![]() |
Logo Măng cụt Bảo Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu. |
Theo thống kê, toàn thành phố Bảo Lộc có hơn 231 ha măng cụt. Trong đó, diện tích măng cụt trong giai đoạn kinh doanh 115,5 ha, năng suất trung bình đạt 74,06 tạ/ha và sản lượng bình quân đạt 855 tấn/năm. Cây măng cụt được trồng chủ yếu trên địa bàn các phường, xã như Lộc Sơn, B’Lao, Lộc Tiến, Phường 2, Lộc Thanh, Đam B'ri và Lộc Châu.
Với mức giá ổn định từ 35.000 - 55.000 đồng/kg (lúc cao điểm có thể đạt 70.000 đồng/kg), măng cụt Bảo Lộc đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Đặc biệt với chất lượng tốt, vỏ mỏng, cơm dày, vị ngọt thanh nên từ lâu măng cụt Bảo Lộc đã có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, chọn lựa mỗi khi đến mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 8 - 10 hàng năm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng bá sản phẩm thế mạnh của Hải Dương đến với người tiêu dùng

Quảng Ninh: Đưa hàng Việt về huyện Ba Chẽ

TP. Hồ Chí Minh liên kết với hơn 40 tỉnh, thành, đưa nông sản vùng miền lên kệ siêu thị

Khánh Hòa: Khai mạc Phiên chợ kết nối, tiêu thụ nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn năm 2023

Gần 30 gian hàng giới thiệu sản phẩm của 18 doanh nghiệp tỉnh Thái Bình
Tin cùng chuyên mục

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Khơi dậy niềm tự hào trong sản xuất, tiêu dùng hàng Việt

Thái Bình: Đa dạng giải pháp xúc tiến tiêu thụ hàng Việt

TS Nguyễn Minh Phong: Sự phủ sóng và uy tín của hàng Việt Nam ngày càng nâng cao

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho dừa sáp Trà Vinh

Hà Nam: Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt có thế mạnh

Hà Giang: Xúc tiến đưa hàng tiêu dùng Việt Nam về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc

Hà Tĩnh: Tổ chức cuộc thi trực tuyến về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng

Sơn La: Chú trọng xây dựng các điểm phân phối hàng Việt

Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa qua thương mại điện tử

Nghệ An: Lan tỏa hàng Việt về nông thôn, miền núi

Sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành: Cầu nối cho hàng Việt

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp ông Olivier Langlet - Tổng Giám đốc Central Retail

Hà Nội: Lan tỏa thương hiệu hàng Việt

Tuần Văn hóa – Thương mại – Làng nghề quận Long Biên năm 2023

Đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa!

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam

Triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
