Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và loại virus này có bốn type gây bệnh bao gồm: D1, D2, D3, D4. Mỗi lần mắc bệnh là do 1 type Dengue xâm nhập.
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sốt xuất huyết Cả nước đã ghi nhận 35 ca tử vong do sốt xuất huyết

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác qua vết cắn của muỗi.

Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?
PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Diễn biến lâm sàng sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn: Từ ngày thứ 1 đến ngày 3 là giai đoạn sốt, ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 là giai đoạn hồi phục.

Có 2 cơ chế bệnh sinh có thể dẫn đến nguy hiểm. Thứ nhất, virus khi tấn công vào cơ thể sẽ ức chế tủy xương gây hạ tiểu cầu, từ đó sẽ dẫn đến xuất huyết. Thứ hai, virus làm tổn thương thành mao mạch, gây tăng tính thấm làm thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, hậu quả cô đặc máu, từ đó bệnh nhân có thể sốc do giảm thể tích tuần hoàn. Hạ tiểu cầu sau một thời gian thì tiểu cầu sẽ lên, nhưng điều trị sốc giảm thể tích do cô đặc máu rất khó chữa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, nhiều người nhầm tưởng bị nhiễm sốt xuất huyết lần 1 sẽ không có khả năng nhiễm sốt xuất huyết lần 2, lần 3. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và loại virus này có bốn type gây bệnh bao gồm: D1, D2, D3, D4. Mỗi lần mắc bệnh là do một type Dengue xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại.

Đặc biệt, khi tái nhiễm, diễn biến bệnh thường nặng hơn lần đầu, thậm chí có thể gây tử vong. Điều này liên quan đến sự tăng cường miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Bởi khi đó, các kháng thể của 2 hoặc 3 type virus cùng tồn tại và tác động lên cơ thể, đồng thời virus cũng được nhân lên rất mạnh, khiến các phản ứng như sốt, đau mỏi… sẽ trầm trọng hơn.

Ví dụ ở lần mắc sốt xuất huyết đầu tiên, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, da ửng đỏ, có thể có các chấm xuất huyết rải rác trên bề mặt da. Tuy nhiên, ở lần thứ hai, khi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với mầm bệnh được khuếch đại lên rất nhiều lần, các biểu hiện của bệnh cũng rõ rệt hơn. Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nặng như hiện tượng thoát huyết tương vào các khoang ảo trong cơ thể. Nặng hơn, bệnh nhân có thể có các biểu hiện liên quan đến sốc, tụt huyết áp, không có nước tiểu. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể tử vong.

Về điều trị, các trường hợp nhẹ hoặc sốt xuất huyết trong những ngày đầu có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Cần uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol, nghỉ ngơi, xét nghiệm công thức máu hàng ngày. Lưu ý không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid. Cần đặc biệt lưu ý từ ngày thứ 4 - 5 trở đi sẽ có hiện tượng máu cô đặc nếu không bù đủ dịch.

Xét nghiệm công thức máu nếu thấy chỉ số Hematocrite tăng trên 20% so với ban đầu tức là máu bị cô đặc, phải hết sức lưu ý trong vấn đề truyền dịch. Trong trường hợp truyền dịch mà không có hiệu quả thì phải dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch.

Các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo: Đau bụng vùng gan, tiểu ít, chảy máu cam, máu lợi, nôn hoặc đi ngoài ra máu, rong kinh, rong huyết ở nữ giới, xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm nhanh hoặc hematocrit tăng nhanh.

PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo với người dân: Nhiều người chủ quan cứ nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện. Thực tế là nhiều trường hợp sốt nhưng chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng có bị cô đặc máu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn thậm chí tử vong. Khi có biểu hiện sốt, cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: PGS.TS Đỗ Duy Cường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

Theo các chuyên gia, Việt Nam giống như các nước ASEAN khác, đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng sử dụng các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt, tước giấy phép khám chữa bệnh của hàng loạt cơ sở như: Bệnh viện Mary, phòng khám YHCT 179, nha khoa Lê Kha.
Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Thời điểm này là khoảng thời gian vàng để Gen Z refresh trước mùa deadline cuối năm, mỗi người đều có dự định riêng để F5 lại bản thân, thanh lọc cơ thể.
Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Quyết định công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2025.
Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.

Tin cùng chuyên mục

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Trà sữa là loại thức uống được giới trẻ yêu thích nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ rất có hại cho sức khỏe, trong đó đặc biệt là bệnh tiểu đường và tim mạch.
Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Sau 50 ngày được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, bé gái làng Nủ - M.H.T.N. đã được ra viện đoàn tụ với gia đình.
Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

Hành vi hút thuốc lá khi lái xe không chỉ là một thói quen xấu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người lái và những người xung quanh.
TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố các quyết định xử phạt và đình chỉ hoạt động của hàng loạt thẩm mỹ viện, phòng khám, nha khoa trên địa bàn.
Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Viện trưởng quản lý điều hành, phụ trách chuyên môn Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai.
30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp tai nạn thương tích đến khám, điều trị tại cơ sở y tế và hơn 30.000 người tử vong do tai nạn thương tích.
Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng thuốc, đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Hệ thống kiểm nghiệm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm.
Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Tại buổi truyền thông, các em học sinh đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học.
Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân.
Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Khi học cấp 3, ai cũng nghĩ lên đại học sẽ tự do, học hành nhẹ nhàng, nhưng sự thực lại khiến không ít sinh viên phải đón nhận hết cú sốc này đến cú sốc khác.
Những sai lầm tai hại khi uống nhiều lá tía tô mỗi ngày

Những sai lầm tai hại khi uống nhiều lá tía tô mỗi ngày

Không chỉ là loại rau gia vị phù hợp với nhiều món ăn, tía tô còn có công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng loại dược liệu này như thế nào cho tốt?
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá

Thuốc lá điện tử lôi kéo, làm gia tăng số người nghiện thuốc lá, hủy hoại các nỗ lực phòng chống tác hại của thuốc lá thông thường.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra chiếm đến 84%

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra chiếm đến 84%

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra chiếm 84% tổng số ca tử vong tại Việt Nam.
Tân sinh viên và những cú sốc đầu đời: Từ kẹt xe, cháy túi đến stress với cách học mới

Tân sinh viên và những cú sốc đầu đời: Từ kẹt xe, cháy túi đến stress với cách học mới

Tân sinh viên lên mạng chia sẻ trong hội nhóm về những nỗi niềm sau hơn 1 tháng đi học xa nhà và cả cách giảm stress trước 1001 cú sốc đầu đời ở môi trường mới.
Luật Dược (sửa đổi): Lấp đầy khoảng trống pháp lý mua bán thuốc online

Luật Dược (sửa đổi): Lấp đầy khoảng trống pháp lý mua bán thuốc online

Các quy định quản lý mua bán thuốc online trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ lấp khoảng trống pháp lý trong việc kinh doanh mặt hàng này.
Tuyên Quang: Giảm thiểu hệ lụy từ việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội

Tuyên Quang: Giảm thiểu hệ lụy từ việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội

Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia của Tuyên Quang đến năm 2030 là giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, xã hội.
Bắt giữ lô hàng gần 210.000 bao thuốc lá giả

Bắt giữ lô hàng gần 210.000 bao thuốc lá giả

Hiện nay, thuốc lá giả xuất hiện nhiều trên thị trường nên trước khi mua hàng, người tiêu dùng cần xem kỹ thông tin ghi nhãn thuốc lá để bảo vệ quyền lợi.
Hơn 100 nghìn ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá tại Việt Nam

Hơn 100 nghìn ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá tại Việt Nam

Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá tại Việt Nam rất cao, gây ra 85.500 ca tử vong, hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong mỗi năm.
Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa da sớm và làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của làn da.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động