Thứ hai 21/04/2025 10:40

Lý do nhóm nghị sĩ Mỹ đề xuất bãi bỏ trần giá dầu từ Nga

Một nhóm nghị sĩ Mỹ mới đây đã đề xuất chính quyền Washington bãi bỏ các hạn chế về giá đối với dầu của Nga.

Theo nhóm nghị sĩ Mỹ, các hạn chế về trần giá dầu Nga không hiệu quả và làm thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của nước này.

Hãng TASS đưa tin, một lá thư của các nhà lập pháp gửi Trợ lý Tổng thống về An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã được công bố hôm 20/12 trên trang web của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện.

Theo đó, các nhà lập pháp kêu gọi chính quyền “từ bỏ kế hoạch nhằm hạn chế giá dầu và áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng toàn diện đối với Nga”.

Thông qua biện pháp áp trần giá dầu, các nước phương Tây muốn siết chặt nguồn thu tài chính của Nga để buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine

Nhóm nghị sĩ Mỹ tin rằng sau những nỗ lực của các nước phương Tây nhằm hạn chế thu nhập từ việc bán dầu của Nga, Moscow đã xuất khẩu hơn 250 tỷ USD tài nguyên năng lượng.

Các nghị sĩ gọi các hạn chế của Mỹ là “những tuyên bố mang tính chất đe dọa”, đồng thời cảnh báo rằng nỗ lực thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống Nga “chỉ có thể dẫn đến sự gia tăng thu nhập của nước này”.

Theo các nhà lập pháp, Mỹ nên đưa ra các hạn chế bổ sung cùng với các đồng minh ở châu Âu. “Đã đến lúc phải thừa nhận rằng kế hoạch đưa ra mức trần giá dầu là sai lầm”.

Đặc biệt, bức thư được ký bởi Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ, Patrick McHenry. Ngoài ra, một số nhà lập pháp khác phục vụ trong các ủy ban và tiểu ban giám sát các vấn đề tài chính cũng lên tiếng ủng hộ các khuyến nghị này đối với ông Sullivan.

Ngày 3/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2.

Các bên nhất trí sẽ áp mức giá trần 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu. Đây cũng là các mức giá đã được Uỷ ban châu Âu (EC) đề xuất trước đó.

Trước đó, hồi tháng 12 vừa qua, EU và G7 cũng đã áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu của Nga vận chuyển bằng đường biển.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu thế giới

Tin cùng chuyên mục

Giá dầu giảm mạnh: Cơ hội vàng cho ngành lọc hóa dầu Việt Nam

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học