Chủ nhật 11/05/2025 05:53

Lý do 2 công ty lâm nghiệp ở Thanh Hoá chưa hoàn thành sắp xếp theo Nghị quyết 30

Mặc dù được bàn giao từ 2017 nhưng đến nay 2 công ty lâm nghiệp tại Thanh Hoá vẫn chưa hoàn thành sắp xếp theo Nghị quyết 30, Kết luận 82 của Bộ Chính trị.

Ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Sau khi giám sát qúa trình thực hiện của các địa phương, ngày 29/7/2020, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 82-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW.

Báo cáo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương ngày 8/8/2024, Thường trực tỉnh uỷ Thanh Hoá cho biết, Thực hiện Nghị quyết 30 và Kết luận 82 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hoá đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới 03/03 công ty nông nghiệp để thành lập Công ty TNHH Hai thành viên; gồm: Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm sữa Yên Mỹ, Công ty TNHH Hai thành viên Hồ Gươm Sông Âm và Công ty TNHH Hai thành viên Lam Sơn. Trong quá trình sắp xếp, các công ty nông nghiệp đã thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, quản trị doanh nghiệp. Sau sắp xếp, tình hình tài chính lành mạnh hơn, cơ bản giải quyết được nợ khó đòi, vốn chủ sở hữu tăng lên. Các công ty nông nghiệp sau sắp xếp, đổi mới đã hướng đến tổ chức sản xuất quy mô lớn và tập trung, như dự án xây dựng nhà máy chế biến sữa, các dự án trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, các dự án chăn nuôi quy mô lớn…

Đối với các công ty lâm nghiệp, năm 2017, Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã chuyển giao Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh về tỉnh quản lý. Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới 2 công ty lâm nghiệp này. Tuy nhiên, đến nay, phương án vẫn chưa được phê duyệt do đang chờ các bộ ngành Trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn. Do đó, mặc dù đã bàn giao về tỉnh Thanh Hóa được 7 năm, nhưng Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh vẫn chưa thể hoàn thành việc sắp xếp theo Nghị quyết 30, Kết luận 82 của Bộ Chính trị; dẫn đến khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Buổi làm việc giữa Ban Kinh tế Trung ương và Thường trực tỉnh uỷ Thanh Hoá (Ảnh: Truyền hình Thanh Hoá)

Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng cho biết: Thanh Hoá là tỉnh đi sớm trong việc sắp xếp, đổi mới hoạt động của các ban quản lý rừng, các nông trường, lâm trường. Sau sắp xếp, hiệu quả hoạt động của các đơn vị được nâng lên. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh theo tinh thần Nghị quyết 30 và Kết luận 82 của Bộ Chính trị. Đây là những vướng mắc nằm ngoài thẩm quyền của tỉnh Thanh Hoá.

Rừng cây do Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc quản lý (Ảnh: Công ty L.N Cẩm Ngọc)

Trước đó, báo cáo đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương, Đại diện Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc cho biết, tháng 5/2017 sau khi công ty được bàn giao về UBND tỉnh Thanh Hoá quản lý, UBND tỉnh đã chỉ đạo công ty xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân, tổ chức và hoạt động chưa được xác định, dẫn đến khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của công ty được xây dựng từ lâu và hầu như đã hết thời hạn khấu hao, tài sản là rừng trồng và các loài cây khác bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Công ty thiếu nguồn vốn đầu tư, khả năng về tài chính hạn chế nên tỷ lệ đầu tư cho rừng trồng thấp, dẫn tới giá trị sản phẩm khai thác chưa cao. Tâm lý người lao động còn dao động do chưa thực hiện được việc sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của công ty nên một số lao động đã xin chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc. Khoản nợ của công ty đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam đến nay vẫn chưa giải quyết xong.

Để có cơ sở tháo gỡ khó khăn, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc làm rõ các vấn đề, như: Mối quan hệ của công ty với cơ quan chủ quản và các hộ nhận khoán; các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của công ty; kết quả sản xuất kinh doanh từ khi bàn giao về tỉnh Thanh Hóa đến nay; cơ sở để công ty cung cấp số liệu trong báo cáo với đoàn công tác; công tác quản lý đất và bảo vệ rừng; diện tích đất do công ty quản lý bị chồng lấn...

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Tin cùng chuyên mục

PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

Tổng giám đốc EVNCPC thăm tặng quà người lao động

EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn

TSHPCo: Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn sâu về thuỷ điện

VEAM: 35 năm 'giữ lửa' ngành cơ khí Việt Nam

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Trương Gia Bình và một chữ 'đói'

Kích hoạt động lực mới cho doanh nghiệp: Tư duy đột phá từ Nghị quyết 68

EVNHANOI đẩy mạnh sửa chữa điện hotline, nâng chất lượng dịch vụ

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Vinpearl niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu, định giá gần 130.000 tỷ

Nghị quyết 68: Tạo xung lực mới giúp kinh tế tư nhân bứt phá

Biên Hòa Consumer & UOB Venture Management: Cái bắt tay chiến lược vì tăng trưởng bền vững

3 triệu lít nước uống sạch được trao đến cộng đồng

PVD RUN 2025 hơn 1.200 vận động viên đăng ký tham gia

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Ông Trương Gia Bình và FPT mở liên minh tạo lớp người tiên phong mang tên ‘kỹ sư 57’

Vầng Trăng Khuyết cùng hành trình nhân đạo kiểu mới: Làm điều tốt bằng trái tim và lý trí

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân