Lương và chính sách cho nhà giáo: Chưa tạo ra động lực phấn đấu

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vấn đề lương và chính sách cho nhà giáo khi thực hiện cải cách tiền lương tiếp tục được nhiều đại biểu chất vấn.
Tiền lương giáo viên sẽ thay đổi theo dự kiến từ năm 2024 Bộ trưởng Nội vụ nói gì về tình trạng thiếu giáo viên, lương nhân viên trường học?

Bất cập kéo dài, chưa tạo ra động lực phấn đấu

Hiện nay, đội ngũ giáo viên trên cả nước đang chiếm hơn một nửa số lượng những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chính sách tiền lương còn nhiều bất cập nên chưa tạo ra động lực phấn đấu cho đội ngũ nhà giáo.

Lương và chính sách cho nhà giáo: Chưa tạo ra động lực phấn đấu
Chính sách tiền lương bất cập nên chưa tạo ra động lực phấn đấu cho đội ngũ nhà giáo

Hệ quả rõ nhất của sự bất cập này là hàng nghìn giáo viên nghỉ việc, bỏ việc, mà nguyên nhân cốt lõi nhất là thu nhập hàng tháng của một bộ phận giáo viên (đặc biệt giáo viên trẻ) quá thấp so với thực tế cuộc sống.

Bên cạnh đó, tại các trường học, khoảng cách về lương của giáo viên cũng đang có sự chênh lệch khá lớn. Với cách tính lương hiện nay, nhiều giáo viên có thâm niên lâu năm có mức thu nhập gấp gần 3 lần giáo viên đang hưởng lương bậc 1. Trong khi, nếu không kiêm nhiệm chức vụ thì định mức giảng dạy của giáo viên cùng cấp học đều có số tiết giống nhau.

Ví dụ cụ thể: Một giáo viên kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn ở cấp trung học cơ sở có 15 năm công tác đang hưởng lương bậc 5 sẽ có hệ số 3,66 cộng với phụ cấp đứng lớp 30% và 13% phụ cấp thâm niên. Sau khi trừ các loại tiền bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn phí, đảng phí… thì mỗi tháng sẽ nhận khoảng gần 9 triệu đồng.

Trong khi một giáo viên không kiêm nhiệm chức vụ có thời gian công tác 30 năm thì mức lương thực nhận mỗi tháng là 14 triệu đồng. Bởi, những giáo viên này đã được hưởng lương vượt khung và phụ cấp thâm niên 28% nên mức lương thực nhận cao hơn rất nhiều.

Còn với một giáo viên vào nghề được 10 năm, đang hưởng lương bậc 3 mỗi tháng sẽ nhận 6,5 triệu đồng; giáo viên vào nghề được 4 năm, đang hưởng lương bậc 1, chưa có phụ cấp thâm niên sẽ có thu nhập khoảng 5 triệu đồng…

Cách trả lương như hiện nay là câu trả lời rõ nhất cho câu hỏi: Vì sao nhiều thủ khoa, á khoa không chọn ngành sư phạm để theo học?

Vấn đề tiền lương và chính sách nhà giáo cũng là vấn đề “nóng” được nêu trong cuộc đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn với một triệu nhà giáo trên cả nước vào trung tuần tháng 8/2023. Và tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vấn đề này tiếp tục được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - đoàn Quảng Bình đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo yêu cầu lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Vậy, Bộ trưởng Nội vụ cho biết chủ trương này có được cụ thể trong đợt cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 tới đây hay không và giải pháp cụ thể về chính sách tiền lương cho nhà giáo.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: "Trong thời gian tới đây, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 và đặc biệt, quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là "lương nhà giáo được ưu tiên xét trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp".

Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cũng về vấn đề tiền lương giáo viên, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh: Giáo viên bậc trung học có cơ cấu theo tiết, theo giờ, còn giáo viên mầm non và giáo viên bậc tiểu học thì xuyên suốt. Đặc biệt, giáo viên mầm non phải làm việc xuyên suốt từ sáng đến tối muộn, cường độ làm việc không phải theo cơ chế nặng nhọc nhưng rất vất vả; trong khi tiền lương và thu nhập chưa tương xứng với công sức, thời gian làm việc của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó còn có sự phân biệt giữa công chức cấp xã với công chức còn lại trong hệ thống chính quyền theo luật của chính quyền địa phương.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Việc xếp lương của giáo viên mầm non được thực hiện theo Nghị định 204 và phụ cấp ưu đãi nghề theo Quyết định 244/2005. Trong quá trình thực hiện phụ cấp ưu đãi nghề cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chính vì vậy có thể nói lương của giáo viên nói chung cũng như lương của giáo viên mầm non được quan tâm hơn so với các đối tượng viên chức khác.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng thừa nhận: “Nhìn tổng thể giáo viên mầm non lương còn rất thấp, lại có tính chất nghề nghiệp rất đặc thù. Chúng tôi tính bình quân giáo viên mầm non lương được khoảng 5-6 triệu đồng/tháng”.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp khi xây dựng bảng lương mới cho nhà giáo nói chung cũng như giáo viên mầm non nói riêng; “Chúng ta căn cứ trên cơ sở vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức, trên nguyên tắc của Nghị quyết 27 cùng mức độ phức tạp và công việc thì mức lương cơ bản trong bảng lương là như nhau; trong điều kiện lao động cao hơn bình thường, nặng nhọc, độc hại hoặc khó khăn hoặc chúng ta sẽ thực hiện ưu đãi nghề...”, bà Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh: Trên cơ sở tinh thần của Nghị quyết 29 sẽ đảm bảo tiền lương cơ bản cộng với phụ cấp sẽ cao hơn trong hệ thống bảng lương hành chính sự nghiệp.

Về vấn đề đại biểu Huỳnh Thị Phúc nêu là có sự phân biệt giữa chính sách tiền lương, giữa công chức cấp xã với công chức khác, bà Phạm Thị Thanh Trà cho hay: Thực tế hiện nay đang tồn tại hai chế độ công vụ, một chế độ công vụ cấp xã và một chế độ công vụ từ cấp huyện trở lên, nhưng riêng với cán bộ, công chức cấp xã thì tất cả các chế độ, chính sách cũng giống như cán bộ, công chức cấp huyện trở lên.

Chúng ta thực hiện xếp lương theo Nghị định 204 cũng thực hiện tất cả các điều kiện về tiêu chuẩn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, quản lý, sử dụng, đánh giá, xếp loại... Mới đây nhất là Nghị định 33 đã phủ được toàn bộ tất cả những nội dung này, có nghĩa là tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hết sức rạch ròi, rõ ràng và cụ thể. Chỉ có khác một vấn đề duy nhất, đó chưa phải là biên chế chung của hệ thống chính trị chúng ta. Cho nên tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án về liên thông với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện để xây dựng một chế độ công vụ chung, để đảm bảo xây dựng một nền công vụ hoàn thiện, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của một nền hành chính nhà nước”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27 từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang tiến hành xây dựng Luật Nhà giáo. Những thông tin này đang thu hút sự quan tâm của công nhân viên chức, trong số đó có rất nhiều giáo viên chờ đợi chính sách tiền lương của nhà giáo sẽ có những thay đổi lớn, tích cực hơn.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tiền lương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc hội đàm trực tuyến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Trung Quốc đã thành công tốt đẹp. Khẳng định sự chủ động trong xây dựng tiểu vùng, củng cố hợp tác với nước chủ nhà và đối tác
Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Khu Di tích lịch sử Hồng Nham tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Thủ tướng: Hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng

Thủ tướng: Hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng

Thủ tướng cho rằng, hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng tầm Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Tin cùng chuyên mục

Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ quan trọng là tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân

Ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Quy định trách nhiệm

Quy định trách nhiệm 'người có ảnh hưởng' trong quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung

Ngày 8/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước Lương Cường kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua.
Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen ngợi và biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định sau sự cố với máy bay Yak-130.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu còn một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án tại các địa phương trên cả nước.
Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) rất cầu thị tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo luật.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão Yinxing.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại phiên thảo luận dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Chiều 7/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng thể hiện sự đánh giá, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của đồng chí Võ Thị Ánh Xuân.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chiều 7/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Chiều 7/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10.
Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với 423/425 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân trong sự cố máy bay Yak-130 vừa qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động