Thứ bảy 10/05/2025 00:46

Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Nhận định thực tế mức lương của cán bộ công chức vẫn thấp, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thu nhập thế giới?

Tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội chiều 31/5, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai - đoàn Hà Nội cho biết, tháng 10 tới đây, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án cải cách tổng thể về tiền lương theo Nghị quyết 27.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn Hà Nội phát biểu tại hội trường

Đại biểu nhận định, chính sách tiền lương rất quan trọng, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính sách tiền lương bất hợp lý, sẽ là rào cản với bước tiến của xã hội.

Trải qua 4 lần cải cách tiền lương, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, thực tế mức lương của cán bộ công chức vẫn thấp. “Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thu nhập thế giới?”, bà Mai đặt câu hỏi.

Nữ đại biểu nói rằng, sẽ là khập khiễng nếu so sánh mức lương với cán bộ, công chức của các nước phát triển, song so với các nước trong khu vực, tiền lương của công chức Việt Nam đang có khoảng cách không nhỏ.

“Một sinh viên mới ra trường tại Việt Nam, bước vào môi trường công có mức thu nhập 3.480.000 đồng/tháng. Mức lương trung bình của công chức cả nước cũng chỉ trên dưới 10 triệu. Trong khi đó thu nhập trung bình của công chức Thái Lan là 56,7 triệu đồng, Malaysia là 29 triệu đồng và Campuchia 17 triệu đồng” - bà Mai dẫn chứng.

Nghị quyết 27 của Trung ương đề ra lộ trình cải cách cụ thể với tiền lương của khu vực công nhưng đến nay đã 3 lần lỡ hẹn. Lý do, cả nước cần dồn nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Dù đánh giá chủ trương lùi việc thực hiện lộ trình cải cách tiền lương là đúng nhưng đại biểu cũng chỉ ra thực tế, cả nước hiện còn hơn 14.000 tỷ đồng vốn chương trình phục hồi kinh tế chưa kịp phân bổ và hơn 420.000 tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa được giao.

"Trong lúc thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, một phần nguồn lực chưa được phát huy hiệu quả, đó là điều đáng tiếc" - nữ đại biểu nói.

Tới đây, nối lại lộ trình cải cách tiền lương, đại biểu cho rằng, cần sự thay đổi căn bản, mang tính thực chất chứ không hình thức. Trên các diễn đàn cũng có ý kiến đề xuất tăng lương 21-22%, nghĩa là một người đang hưởng lương 10 triệu đồng/tháng cũng chỉ tăng thêm được 2,1 triệu đồng. Mức này, theo đại biểu, vẫn chưa đúng với tinh thần của Nghị quyết 27.

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thu hút nhân lực chất lượng cao diễn ra gay gắt. Đặc biệt, các quốc gia đang đối mặt tình trạng già hóa dân số nên thu hút nhập cư là chìa khóa tăng trưởng kinh tế. "Nếu không có chính sách hợp lý thì hoàn toàn thua ngay trên sân nhà trong thu hút nhân lực chất lượng cao" - đại biểu lưu ý.

Cũng theo bà Mai, cần quyết tâm thực hiện Nghị quyết 27. Vì vậy, hàng năm, cả nước cần dành 50% tăng thu dự toán, 70% tăng thu ngân sách địa phương và 40% tăng thu ngân sách Trung ương để tăng lương. Ngoài ra, cần phân bổ đúng trật tự ưu tiên khi dùng nguồn tăng thu, tức là ưu tiên cho chính sách tiền lương trước khi xem xét các dự án đầu tư.

Năm 2022 tăng thu lớn, ngân sách Trung ương là 195.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 208.000 tỷ đồng, số chuyển nguồn cải cách tiền lương 269.000 tỷ đồng. Trong số này, theo đại biểu, cần dành nguồn lực tương xứng cho cải cách tiền lương.

"Cần coi trả lương là hình thức đầu tư mà ở đây là đầu tư cho con người, cho tương lai. Chỉ khi đầu tư tương xứng đáng mới mang lại hiệu quả thiết thực. Việt Nam không thiếu người tài, không thiếu người tâm huyết muốn cống hiến, nhưng cần chính sách đủ mạnh, tạo niềm tin cho người lao động" - đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

TRỰC TIẾP: Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nga: Đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí, hạt nhân

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Khánh thành Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam - Azerbaijan

Hoạt động ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Azerbaijan trong lĩnh vực năng lượng, khai khoáng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí