Lương cán bộ, công chức, viên chức thay đổi thế nào từ 1/7/2024?

Mục tiêu cải cách tiền lương là bảo đảm cho người lao động đủ sống bằng lương, đặc biệt phải xem xét quy định các loại phụ cấp đặc thù cho các ngành lĩnh vực..
Quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức Nghị định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ công chức, viên chức

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có vấn đề về cải cách tiền lương.

Thực tế, sau khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023, vấn đề cải cách tiền lương năm 2024 được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quan tâm. Vậy lộ trình cải cách tiền lương năm 2024 cụ thể thế nào?

Vừa qua, phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ở hội trường Quốc hội sáng 1/11, đại biểu Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Đại biểu Hà Ánh Phượng cho biết, theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo có nêu "lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".

Tuy nhiên, theo đại biểu, qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình. Nhiều người đã phải nghỉ, chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Bên cạnh vấn đề lương giáo viên, đại biểu Hà Ánh Phượng cũng kể đến đội ngũ nhân viên trường học. Đây là bộ phận chiếm tỷ lệ không quá 10% biên chế trường học nhưng giữ vai trò quan trọng trong vận hành trường.

Đại biểu Hà Ánh Phượng cho rằng: Mặc dù làm 8 tiếng/ngày nhưng họ không được hưởng trợ cấp công vụ như công chức và cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo mặc dù làm cùng trong ngành giáo dục. Hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có vị trí không được hưởng phụ cấp gì.

Từ đó, nữ đại biểu đoàn Phú Thọ đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại biểu Hà Ánh Phượng cũng cho rằng, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Lương cán bộ công chức viên chức thay đổi thế nào từ 1/7/2024?
Lương cán bộ, công chức, viên chức thay đổi thế nào từ 1/7/2024? - Ảnh: An Chi

Theo phương án cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW đang được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV để áp dụng từ 1/7/2024, sẽ có 5 bảng lương được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý, loại bỏ hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù. Tuy nhiên, có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần).

Khi cải cách tiền lương, các trường hợp này phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Và khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, tiền lương mới, kể cả phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.

Theo Nghị quyết 27, cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương), bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).

Khi cải cách tiền lương, trong tổng thu nhập của công chức sẽ bao gồm 30% là phụ cấp. Vẫn áp dụng các loại phụ cấp hiện đang hưởng gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động, phục vụ an ninh - quốc phòng và phụ cấp đặc thù dành cho đối tượng là quân đội, công an, cơ yếu.

Theo đó, cải cách mới sẽ không làm mất đi các loại phụ cấp mà chỉ gộp các loại phụ cấp đó vào một loại phụ cấp mới với tên gọi khác như: Phụ cấp theo nghề (được gộp bởi các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm theo nghề khi công chức có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường). Đồng thời, công chức làm ở các lĩnh vực này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi khác phù hợp của Nhà nước; Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Loại phụ cấp này được gộp bởi các loại phụ cấp gồm phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phụ cấp thu hút.

Việc bãi bỏ các loại phụ cấp không phải xóa hoàn toàn các loại phụ cấp đó mà phụ cấp đó đã được thể hiện trong các khoản phụ cấp đã được gộp hoặc thể hiện ngay trong lương. Cụ thể, bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo bởi loại phụ cấp này đã được tính vào trong lương chức vụ của các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Bỏ phụ cấp công vụ vì loại phụ cấp này đã được đưa vào mức lương cơ bản của công chức; Bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm tuy nhiên về bản chất, loại phụ cấp này đã được đưa vào điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm và được thể hiện trong phụ cấp theo nghề.

Hiện nay, có khá nhiều loại phụ cấp khác nhau, được quy định tại các văn bản khác nhau khiến công chức khó có thể theo dõi được. Về cơ bản, chỉ bỏ phụ cấp thâm niên và phụ cấp công tác công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. Nhưng dù bỏ những khoản phụ cấp này, vẫn phải đảm bảo quỹ phụ cấp phải chiếm 30% so với tổng quỹ lương của công chức nên lương công chức sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Như vậy, tinh thần về cải cách tiền lương là đảm bảo, dù có xây dựng lương mới bằng số tiền cụ thể cũng không làm giảm đi tiền lương của cán bộ công chức, viên chức.

Thực tế, nước ta đã có 4 lần cải cách tiền lương vào các năm: 1960, 1985, 1993, 2003. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 21/5/2018 là một nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tiền lương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5, phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/5/2025, gió trên các vùng biển cường độ yếu, khu vực Vịnh Bắc Bộ có mưa vài nơi, gió đông nam đến nam, sóng cao 0,5-1,5m.
Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Chứng kiến những phút giây hào hùng của buổi Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều người đã không cầm được nước mắt.
Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị địa phương siết kiểm tra, xử lý thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường, công khai vi phạm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Theo Bộ Xây dựng, tổng kinh phí đầu tư đường sắt quốc gia và đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh dự kiến hơn 5,5 triệu tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Chiếc áo in bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại chợ Thanh Bình, tỉnh Hải Dương là vấn đề đáng lo ngại, không thể xem nhẹ.
Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Chiều 3/5, nút giao Liêm Tuyền hướng về cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng khi người dân trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước trong lĩnh vực y tế.
Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Đại lễ Phật đản (Vesak 2025) diễn ra từ ngày 2-8/5, tại TP. Hồ Chí Minh với chuỗi hoạt động phong phú, là sự kiện đối ngoại văn hoá quốc tế ý nghĩa.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5, chuẩn bị hết kỳ nghỉ lễ, Hà Nội hiện lên với hai sắc thái song hành: Một nhịp sống đang dần sôi động trở lại và một nhịp sống chậm rãi.
Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Ngọn lửa yêu nước vẫn cháy rực trong lòng người Việt qua những hành động giản dị, thiết thực trong đại lễ 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Khi kỳ nghỉ đến, người chọn du lịch để xả stress, người “trốn phố” về quê tìm bình yên. Xu hướng nào đang lên ngôi trong đời sống hiện đại của người Việt?
Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 3/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 3/5 đến ngày 4/5, có nắng vào ban ngày, chiều tối và đêm có mưa rào, rải rác có dông.
Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 3/5/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu, khu vực Biển Đông có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy.
Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Đại lễ lịch sử để lại rất nhiều dấu ấn nhưng tôi nhớ nhất lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ và lời hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư
Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Sau gần 3 ngày đêm tìm kiếm, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã kịp thời cứu an toàn cháu bé người La Hủ 7 tuổi bị thiểu năng lạc vào rừng sâu.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, trong hai ngày nghỉ lễ 1 và 2/5/2025 cả nước ghi nhận 117 vụ tai nạn giao thông, làm chết 50 người bị thương 100 người.
Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, dự kiến khoảng 1,6 triệu người cao tuổi trên cả nước sẽ nhận trợ cấp hưu trí theo quy định mới.
Từ tuyến lửa Trường Sơn đến

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Việt Nam đã chuyển từ hậu cần chiến tranh sang chuỗi cung ứng toàn cầu, cải cách hạ tầng và phát triển chiến lược logistics, nền tảng vững chắc cho hội nhập.
Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5, Hà Nội có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 2/5/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Hầu hết các vùng biển có mưa rào và dông vài nơi.
Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Dịp 30/4 - 1/5, hàng ngàn người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng nhau ngược dòng ký ức, chạm vào những dấu chân không thể lãng quên của dân tộc.
Mobile VerionPhiên bản di động