Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được xin ý kiến.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì? Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống có đường: Nhiều luồng ý kiến trái chiều

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính soạn thảo, xin ý kiến. Đây cũng là một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế quan tâm tại Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 11/7, tại Hà Nội.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?

Hội thảo góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào sáng 11/7, tại Hà Nội

Mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì

Cụ thể, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính soạn thảo và lấy ý kiến đã bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo Tờ trình về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi Chính phủ, Bộ Tài chính nêu rõ: Bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khoẻ nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEP và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia – Rươu - Nước giải khát Việt Nam cho rằng: Trong bối cảnh nước giải khát có đường không phải là nguồn cung cấp đường và calories duy nhất và cao nhất, do đó không phải là nguyên nhân duy nhất và chủ yếu dẫn đến tăng cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

“Hiệp hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, vì hiệu quả của chính sách thuế lên mục tiêu bảo vệ sức khoẻ là không rõ ràng trong khi gây ra các tác động lớn đến sự phục hồi của ngành nước giải khát, ảnh hưởng chung đến lao động việc làm và nền kinh tế” – bà Chu Thị Vân Anh kiến nghị.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?
Hội thảo thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước và các chuyên gia kinh tế

Cũng theo bà Chu Thị Vân Anh, mức độ tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, trong khi nhiều nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn Việt Nam nhưng không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát.

Cụ thể, theo số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam năm 2018 là 50,7 lít/người/năm. Theo số liệu trong báo cáo của Bộ Y tế, năm 2020 Việt Nam tiêu thụ 3,3 tỷ lít nước giải khát, tức là tương đương với khoảng 34 lít/người/năm nếu tính trên số dân là 96 triệu người vào năm 2020.

“Như vậy, theo số liệu của hai cơ quan trên thì mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020 có chiều hướng giảm đáng kể” – bà Chu Thị Vân Anh thông tin và cho rằng, mức độ tiêu thụ này cũng khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội ngành giải khát châu Âu (UNESDA), năm 2019 mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở châu Âu là 243,9 lít/ người, tức là gấp gần 4,8 lần so với Việt Nam. Các quốc gia có mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người cao nhất ở châu Âu là Đức (336,3 lít/người), Hungary (310,3 lít/ người) và Bỉ (272,4 lít/người). Trong số 26 quốc gia châu Âu có lượng tiêu thụ nước giải khát trên 100 lít/người/năm chỉ có 11 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát. Đức mặc dù là nước có tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao nhất châu Âu cũng không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát.

Tại châu Á, nhiều nước cũng có mức tiêu thụ bình quân đồ uống có đường trên 100 lít/người/năm như Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 169,28 lít/người/năm và 96,51 lít/người/ năm (theo số liệu dự báo của Statis năm 2023), nhưng đều không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cũng cho rằng: Chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường ảnh hưởng không nhỏ đến phục hồi của khu vực doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong bối cảnh giá thành các nguyên liệu gia tăng và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp cũng đồng thời chịu nhiều sức ép từ các nghĩa vụ tài chính.

“Đặc biệt, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công, nhập lậu vốn rất phổ biến trên thị trường và có thể có giá thành rẻ hơn do không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khiến mục tiêu chính sách không đạt được, trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp đồ uống và tạo điều kiện cho các mặt hàng đồ uống không chính thức, sản xuất thủ công nhập lậu phát triển, nhất là trong tình hình thu nhập giảm, lạm phát tăng cao như hiện nay” – bà Chu Thị Vân Anh nêu.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?
Một số ý kiến cho rằng, Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, nhưng không dẫn đến giảm tỷ lệ bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm

Bài học từ kinh nghiệm quốc tế

Cũng không ủng hộ đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bà Nguyễn Việt Hà – Phó Giám đốc Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng: Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, nhưng không dẫn đến giảm tỷ lệ bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm.

Dẫn chứng từ kinh nghiệm quốc tế, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng, một số quốc gia sau khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ đồ uống có đường giảm. Điển hình như Ấn Độ, quốc gia này áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường từ năm 2017, tuy nhiên tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng.

Cụ thể, tỷ lệ thừa cân, béo phì đối với nữ giới ở Ấn Độ giai đoạn 2015-2016 (khi chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước uống có đường) chiếm 20,6% nhưng đã tăng lên 24% vào giai đoạn 2019-2021, sau khi đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Tương tự, ở nam giới giai đoạn 2015-2016 là 18,9% nhưng đến giai đoạn 2019-2021 là 22,9%; ở trẻ em chiếm tỷ lệ 2,1% vào giai đoạn 2015-2016 nhưng giai đoạn 2019-2021 là 3,4%.

Tương tự, Mexico bắt đầu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường từ năm 2012, trong 2 năm đầu mức độ tiêu thụ đồ uống có giảm nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tăng. Cụ thể, tỷ lệ béo phì ở nam giới là 26,8% vào năm 2012 đã tăng lên 31,8% vào năm 2021, trong khi ở nữ giới chiếm tỷ lệ 37,5% vào năm 2012 và tăng lên 41,1% vào năm 2021.

Phát biểu tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Văn Phụng - Uỷ viên BCH Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam cho rằng: Báo cáo Nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát do Viện quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện năm 2018 và cập nhật năm 2021 cho rằng, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 10% đối với nước giải khát có đường thì nền kinh tế thiệt hại 880,4 tỷ đồng, làm GDP giảm 0,115%.

Cùng với đó, thu nhập của người lao động từ sản xuất giảm 0,155%; Lao động giảm 0,092% và thặng dư sản xuất giảm 0,083%; Sản lượng mía đường giảm 28,8 nghìn tấn, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng mía đường.

Từ những phân tích trên, nhiều ý kiến tại hội thảo kiến nghị, cần cân nhắc kỹ lợi ích và thiệt hại của việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

Tâm lý FOMO đang bao trùm thị trường tiền điện tử, tạo cú hích cho Bitcoin tiến sát mốc lịch sử 100.000 USD. Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư cần giữ sự tỉnh táo.
VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.
Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động