Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: Cố gắng hài hòa lợi ích doanh nghiệp và sức khỏe người dân

Ngày 16/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Nhiều đại biểu cho rằng, cần phải thay đổi tên Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sang cụm từ khác như “Luật Kiểm soát rượu bia”. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc Tòng Thị Phóng, để đi đến phương án cuối cùng thì cần phải nghiên cứu thêm.  

Tranh luận gay gắt về tên luật

Đóng góp vào dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia, đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo luật: Tôi cho rằng, ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm để có những chế tài cụ thể mạnh mẽ hơn nhằm kiểm soát việc sản xuất bia, rượu không đảm bảo, kiểm soát tình trạng sử dụng rượu bia không chỉ gây ảnh hưởng cho người uống, mà còn cả cộng đồng, xã hội.

Về nội dung, đại biểu Trần Quang Chiểu cơ bản nhất trí với dự thảo luật, nhưng đề nghị cơ quan thẩm tra cần nắm rõ rượu và bia là hai sản phẩm hàng hóa hoàn toàn khác nhau, do vậy không nên đồng nhất xử phạt các chế tài giống nhau là trái với quy định của pháp luật. "Về tên gọi của luật là “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” chẳng khác nào khẳng định rượu và bia là hoàn toàn có hại. Từ đó, có thể gây ra hiểu nhầm không đáng có”, đại biểu Trần Quang Chiểu lưu ý.

luat phong chong tac hai cua ruou bia co gang hai hoa loi ich doanh nghiep va suc khoe nguoi dan
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) tranh luận tại Quốc hội

Hơn nữa, hiện nay trên thế giới và ngay thị trường trong nước của chúng ta đã có những sản phẩm có độ cồn với nồng độ tương đương với bia, song không đăng ký là bia. Nếu luật chỉ điều chỉnh đối với rượu và bia là chưa bao quát hết thực tiễn diễn ra và mục đích của luật khi chúng ta ban hành. Do đó, tôi đề nghị tên của luật cần bao quát được thực tiễn, dễ hiểu, phản ánh được bản chất đúng nội dung của luật. “Theo tôi, tên của luật cần bao quát thực tiễn dễ hiểu, phản ánh đúng nội dung của luật và nên đổi thành thành Luật Kiểm soát đồ uống có cồn hoặc Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”, đại biểu Trần Quang Chiểu bày tỏ.

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.Hồ Chí Minh) kiến nghị về tên gọi "Luật Kiểm soát rượu bia" để có sự bao quát , chính xác hơn về mục tiêu. Đại biểu phân tích, nếu chỉ nói phòng chống tác hại của rượu bia thì chỉ đề cập đến khía cạnh y tế, trong khi rượu bia phải xét trên nhiều khía cạnh, cả y tế, kinh tế, văn hoá và thói quen lâu đời.

Kiểm soát rượu bia thì sẽ phân định được trách nhiệm nhà nước sẽ kiểm soát khâu sản suất, lưu thông; người uống phải tự kiểm soát việc sử dụng rượu bia trong chừng mực để dần thay đổi văn hoá.

Giơ bảng tranh luận ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nhấn mạnh dự luật không cấm rượu bia mà "phòng chống các tác hại của rượu bia đối với sức khoẻ".

"Mục đích hướng đến của luật là ngăn sự lạm dụng, uống quá độ, nghiện bia rượu, uống có mức nguy hại. Cho dù rượu hay bia thì bản chất vẫn là đưa ethanol vào cơ thể, nếu uống ít thì không sao nhưng uống nhiều thì sẽ gây tác hại. Bởi vậy mục đích của luật là ngăn lạm dụng chứ không ngăn sử dụng", đại biểu Nguyễn Quang Tuấn khẳng định.

Các đại biểu tán đồng quan điểm của đại biểu Nguyễn Quang Tuấn cũng cho rằng dù khó khăn, dù ảnh hưởng đến nguồn thu, luật này vẫn phải quyết tâm hoàn thành vì sức khoẻ, tương lai người Việt. Các đại biểu đề nghị phải triệt tiêu cho được các lợi ích xen kẽ, len lỏi trong hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn đối với dự luật Phòng chống tác hại rượu bia.

Tiến tới giảm tác hại của rượu, bia

Đại biểu Nguyễn Thị Thảo (Nghệ An) về cơ bản đồng tình với những điều trong dự án luật. Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Thảo cho rằng, cách tiếp cận chưa được toàn diện, chỉ được tiếp cận theo y tế, quy định các biện pháp giảm cung giảm cầu, giảm tác hại của rượu, bia.

Cuối phiên thảo luận, thay mặt ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng từ nhiều góc cạnh khác nhau của các đại biểu, trên tinh thần xây dựng Luật có lợi cho người dân ở mức cao nhất.

Khẳng định quá trình làm luật này rất khó khi có sự "đối đầu" giữa mong muốn bảo vệ sức khoẻ con người tối đa và các nhà sản xuất, kinh doanh muốn doanh thu lợi nhuận, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Luật cố gắng tiếp cận hài hoà giữa các yếu tố sức khoẻ, kinh tế và xã hội, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khoẻ con người. Các khía cạnh khác được chi phối bởi các luật khác và phải đồng bộ với các luật hiện hành, có tính khả thi.

luat phong chong tac hai cua ruou bia co gang hai hoa loi ich doanh nghiep va suc khoe nguoi dan
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp thu góp ý tại Quốc hội

Với kinh nghiệm quốc tế, việc xây dựng Luật dựa theo nguyên tắc cơ bản là giảm tính sẵn có của rượu bia; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia để giảm người uống, tăng nguồn thu ngân sách và kiểm soát quảng cáo rượu bia.

Về tên gọi của dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn được giữ như phương án 1 với lý do vừa dễ hiểu, vừa đơn giản. Luật sẽ chỉ phòng chống tác hại của rượu bia trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, cách uống mà không đả động đến văn hoá của rượu bia hiện nay. "Không phải khi Luật ban hành là cấm rượu bia và cấm uống rượu bia, mà hướng người uống đến sự văn minh hơn với chén rượu ngon. Đó là nét văn hoá mà không ai đụng chạm, cản trở" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.

Phát biểu tại Hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, vấn đề về tên gọi của Luật được đưa ra khá nhiều, nhưng để đi đến phương án cuối cùng thì cần phải nghiên cứu thêm.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật phòng, chống tác hại của bia, rượu. Ở kỳ họp giữa năm 2019, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua đạo luật này.
Lan Anh- Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người làm trung tâm.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Sáng 23/4/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động