"Chắp cánh" cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền công nghiệp hiện đại:

Bài 3: Luật Phát triển công nghiệp và câu chuyện phát huy nguồn lực chính sách

Luật Phát triển công nghiệp hiện đang được Bộ Công Thương phối hợp với bộ, ngành hữu quan khẩn trương xây dựng được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền công nghiệp hiện đại.
Bài 1: Khẩn trương đề xuất xây dựng Luật Phát triển công nghiệp Bài 2: Chuyển đổi số và công nghệ số có cần đưa vào Luật Phát triển công nghiệp?

Bộ Công Thương cho biết, quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Phát triển công nghiệp (điều chỉnh các hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm theo định hướng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị) sẽ tập trung vào việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tạo cơ chế, môi trường hấp dẫn để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp, nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp, phát triển liên kết công nghiệp và kinh tế vùng – địa phương, đồng thời xây dựng mô hình và cơ chế quản lý công nghiệp phù hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Các nội dung của Luật bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 của Quốc hội là cơ sở để Chính phủ triển khai các chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp theo từng thời kỳ.

Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xem là văn bản thể hiện chủ trương, đường lối nhất quán và đầy đủ đầu tiên của Đảng để đưa ra những định hướng, mục tiêu cụ thể nhằm phát triển công nghiệp cho đất nước.

Luật Phát triển công nghiệp và câu chuyện phát huy nguồn lực chính sách
Việt Nam đã dần trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của thế giới

Đến nay Việt Nam đã dần trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của thế giới và thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP) trung bình cao toàn cầu và ASEAN 4 với vị trí thứ 36 trên thế giới và đứng thứ 17 về xuất khẩu công nghiệp chế biến, chế tạo (năm 2019). Một số ngành công nghiệp đã cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, dệt may, da giày...

Công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mặc dù vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, nền công nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc gây cản trở quá trình phát triển bền vững.

Theo thống kê, hiện có đến 71 bộ luật, luật và pháp lệnh có các quy định và nội dung tác động, tác động trực tiếp đến việc phát triển các ngành công nghiệp. Tuy nhiện theo các chuyên gia, các nội dung này mới chỉ quản lý trực tiếp chủ yếu thông qua các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và gián tiếp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác (như các lĩnh vực về đầu tư, doanh nghiệp, đấu thầu, việc làm, thuế, tín dụng...).

Các chiến lược, quy hoạch này không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, do đó thiếu cơ sở vững chắc để triển khai cũng như giám sát, đánh giá các kết quả đạt được trong quá trình phát triển các ngành chế biến, chế tạo. Việc quản lý phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gián tiếp thông qua các pháp luật chuyên ngành khác (đặc biệt là hệ thống pháp luật về thuế, đầu tư, đất đai...) tạo ra sự không thống nhất, chồng chéo trong quá trình áp dụng, và đặc biệt là không có các cơ chế hỗ trợ đặc thù riêng cho các ngành công nghiệp để khuyến khích phát triển.

Trong giai đoạn hiện nay, nếu công nghiệp nước ta không có những đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu nội bộ ngành theo hướng nâng cao năng suất, tăng tỷ trọng ngành công nghệ cao đi kèm với giá trị gia tăng cao, cùng với yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nước ta cần ít nhất 20 năm nữa mới có thể đạt mức bình quân đầu người về giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo (MVA) theo ngưỡng của các nước công nghiệp hóa mới theo phân loại của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO).

Yêu cầu đổi mới chính sách phát triển công nghiệp quốc gia (mà trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo) – theo hướng thay vì tập trung vào công tác quản lý, cần tập trung vào các nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước phát triển, đủ trình độ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, tạo tiền đề công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Do đó, “đổi mới” thích hợp nhất đối với một quốc gia thu nhập trung bình thấp có dân số đông và cơ cấu dân số như Việt Nam được xem là làm được cái gì đó mới trong bối cảnh của đất nước chứ không phải cố gắng sáng tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới trên thế giới.

Ở đây cần chú ý rằng, việc quan trọng nhất của Luật là phải quy định rõ các tiêu chí, định hướng làm cơ sở pháp lý để Chính phủ xây dựng các chương trình phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn (thường là 5 năm), từ đó ràng buộc các cơ quan Trung ương và địa phương về trách nhiệm triển khai chương trình phát triển công nghiệp trên toàn quốc, bố trí nguồn lực thực hiện cũng như có cơ chế giám sát, đánh giá kết quả triển khai Chương trình phát triển công nghiệp

Cùng đó việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp hướng tới xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất, đủ mạnh làm cơ sở để triển khai chính sách phát triển công nghiệp quốc gia. Cùng đó thiết kế, xây dựng và tập trung nguồn lực thích đáng để thực thi có hiệu quả các chiến lược, chương trình cụ thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong từng thời kỳ.

Theo dự thảo, phạm vi của Luật Phát triển công nghiệp sẽ không “quét” tất cả các ngành công nghiệp với việc các ngành khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Thay vào đó là chỉ điều chỉnh chính sách, hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nền tảng, trọng điểm tại Việt Nam gồm: Công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp điện tử (trừ các thiết bị thu phát sóng và công nghệ phần mềm); công nghiệp cơ khí; công nghiệp chế tạo phục vụ ngành năng lượng; các ngành công nghiệp khác theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Khác với các ngành trên, công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò chủ đạo, trực tiếp xây dựng nền tảng vật chất cho nền kinh tế, sản sinh ra những phát minh mới, công nghệ mới có vai trò quan trọng đối với tương lai kinh tế của đất nước, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong khu vực công nghiệp, có tác động lan tỏa và quyết định đối với chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là phân ngành công nghiệp cần các chính sách đặc thù, theo hướng tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển và giảm thiểu các chính sách can thiệp trực tiếp như các phân ngành trên.

Theo các chuyên gia, nguồn lực xã hội nên tập trung vào việc xây dựng và nâng cao năng lực, năng suất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp mạnh, các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước (bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ trên toàn chuỗi), có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng trong nước lớn hơn, kết nối được với khu vực đầu tư nước ngoài, và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Dự thảo Luật Phát triển công nghiệp được biết đã đề xuất nhiều chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp công nghiệp muốn phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như giá trị gia tăng của các sản phẩm ngành công nghiệp chính, cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất.

Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, là không dễ dàng đối với các doanh nghiệp công nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần có chính sách hỗ trợ tín dụng đủ mạnh từ phía Nhà nước để các doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất…

Do vậy, dự thảo đề xuất các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp như sau: Phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghiệp; hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực công nghiệp; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; hỗ trợ xúc tiến, kết nối thị trường.

Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp tiềm năng và doanh nghiệp dẫn đầu, thông qua chính sách khuyến khích mua bán và sáp nhập, phát triển thị trường quốc tế. Thành lập các Quỹ tái cấu trúc doanh nghiệp công nghiệp để cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp kém hiệu quả.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đề xuất chính sách về quy định về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp.

Dự thảo Luật quy định rõ phân cấp thẩm quyền trong quản lý đầu tư nước ngoài cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao, trong đó kèm theo các điều kiện về công nghệ, nghiên cứu và phát triển; nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất của dự án; nâng cao giá trị sản xuất trong nước và đẩy mạnh chuyển giao các công nghệ cao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều này sẽ có tác động bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển công nghiệp, từ đó kéo theo việc phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, các hoạt động chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo cơ hội nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng của sản phẩm hoàn chỉnh.

Giải pháp thực hiện chính sách là quy định các chính sách về quản lý đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp, cụ thể: Ưu đãi cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp; quản lý tỉ lệ sở hữu nước ngoài; ưu đãi đầu tư đặc biệt cho phát triển công nghiệp; đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt; nội dung ưu đãi đầu tư đặc biệt.

Những bước đầu tiên trong công tác xây dựng Luật Phát triển công nghiệp đã và đang được khẩn trương tiến hành. Các văn bản dự thảo quan trọng như nội dung dự thảo Luật, Báo cáo đánh giá tác động chính sách Dự thảo Luật Phát triển công nghiệp, báo cáo tổng kết về thực trạng và các kết quả phát triển công nghiệp đã được Bộ Công Thương công bố lấy ý kiến người dân và các cơ quan, doanh nghiệp.

‎Tại cuộc họp mới đây của Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, các đại biểu tham dự đều nhất trí cao việc xây dựng và ban hành đạo luật quan trọng này.

Cùng với việc tiếp tục rà soát các nội dung để tránh trùng lắp, chồng chéo, một vấn đề được đại biểu quan tâm là khi xây dựng chính sách cần cố gắng có những đột phá, cụ thể, tránh quy định chung chung để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi, tính dự báo, điều kiện về nguồn lực, giải pháp để thực hiện, tính tương thích của chính sách với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quang Lộc - Cấn Dũng - Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam năm 2024 được tổ chức với chủ đề: "Kỷ nguyên vươn mình của khu công nghiệp Việt Nam".
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Diễn đàn hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ do Bộ Công Thương phối hợp tổ chức là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Đó là nhận định của ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.
Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Từ 14h chiều 1/12, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" chính thức khai mạc.
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria mong muốn tham gia đầu tư thêm các khu chế xuất, khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc và ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Sáng 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động