Luật pháp quốc tế: Cơ sở giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ
Thời sự 07/09/2023 19:15 Theo dõi Congthuong.vn trên
Mỹ và ASEAN: "Phải tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông" Đề nghị Trung Quốc xử lý vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế |
Ngày 7/9 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) tổ chức Hội thảo quốc tế “Luật pháp về biên giới lãnh thổ: Giá trị và Thực tiễn vận dụng”.
Hội thảo có sự tham dự của khoảng 150 đại biểu là các học giả trong nước và quốc tế chuyên sâu về pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các ban, bộ, ngành, địa phương biên giới và ven biển, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong quan hệ quốc tế, mối quan hệ giữa chủ quyền, biên giới quốc gia đối với an ninh, hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
![]() |
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội thảo |
Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đã điểm lại các kết quả trong quá trình giải quyết, xử lý các vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam và khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam về vai trò và tầm quan trọng của luật pháp quốc tế - cơ sở quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.
"Cùng với quá trình giải quyết, Việt Nam không chỉ tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế mà còn xây dựng và củng cố hệ thống pháp lý quốc gia, đảm bảo sự tương thích của hệ thống pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế" - Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.
Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Vùng Wallonie-Bruxelles với Bộ Ngoại giao nói chung và Ủy ban Biên giới nói riêng.
Ông Pierre Du Ville - Trưởng Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam bày tỏ vui mừng trước các kết quả hợp tác giữa Vùng Wallonie-Bruxelles với phía Việt Nam nói chung và với Ủy ban Biên giới Quốc gia nói riêng, nhất là trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Qua đó, góp phần vào việc xử lý thỏa đáng các vấn đề biên giới lãnh thổ, tạo dựng một khu vực, thế giới hòa bình, ổn định.
Được biết, từ năm 1997 đến nay, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam đã hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho nhiều cán bộ của Bộ Ngoại giao, cũng như triển khai nhiều dự án nghiên cứu về biên giới lãnh thổ và luật pháp quốc tế.
Ngoài tham luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận, chia sẻ nhiều nội dung có liên quan đến việc xây dựng, bảo vệ và quản lý biên giới lãnh thổ; nhất trí về tầm quan trọng của luật pháp quốc tế đối với tiến trình này, cũng như đề xuất các biện pháp nhằm hài hòa hóa giữa luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế trong công tác biên giới lãnh thổ.
Phiên 1 với chủ đề “Nhìn lại quá trình Việt Nam xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia,” các chuyên gia, học giả trong nước cũng như đại diện các bộ, ngành đã có các tham luận đánh giá nêu bật ý nghĩa và kết quả triển khai Luật Biên giới quốc gia sau 20 năm ban hành và đi vào cuộc sống; thực tiễn thực thi Luật Biển Việt Nam sau 10 năm có hiệu lực; và khẳng định pháp luật Việt Nam về biên giới lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế.
![]() |
Hội thảo quốc tế “Luật pháp về biên giới lãnh thổ: Giá trị và thực tiễn vận dụng” |
Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng - Bộ Tư lện Bộ đội biên phòng cho biết, Luật Biên giới quốc gia được xây dựng và triển khai “đã tạo động lực phát triển mới trọng sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm cho biên giới giàu mạnh, bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới ngày càng được cải thiện; tạo tiềm lực về chính trị, tinh thần, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới”.
Phiên 2 với chủ đề “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến Biển Đông” đã thu hút sự quan tâm của các học giả, chuyên gia quốc tế đến từ Bỉ (Giáo sư Pierre Klein - Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Tự do Bruxelles), Hàn Quốc (Tiến sỹ Park Young Kil - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật biển, Viện Biển Hàn Quốc), Nhật Bản (Giáo sư Kentaro Nishimoto - Đại học Tohoku), Australia (Michael Heazle - Viện Griffith Châu Á), Cộng hòa Síp (Tiến sĩ Constantinos Yiallourides - Đại học Macquarie, Sydney)…
Các tham luận tập trung vào những chủ đề có tính thời sự: tranh chấp lãnh thổ tại Tòa án Công lý quốc tế, giá trị của đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo ngoài khơi, vấn đề IUU tại Biển Đông.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII): Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

WB dự báo GDP Việt Nam chỉ ở mức 4,7% trong năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Ngày lịch sử của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh

Người phát ngôn Bộ Công an nói về vụ án Ngô Thị Tố Nhiên

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất để phấn đấu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo

Cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 với các địa phương: Tạo phản ứng chính sách kịp thời

Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những "vùng xoáy"

Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?

Bộ Ngoại giao thông tin về 4 người Việt được giải cứu trong thùng xe ở Pháp

Nhiều hãng tin nước ngoài dự báo về sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam

Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: Tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong truyền thông chính sách

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức

Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược”, tạo thế, lực và niềm tin để vững vàng tiến lên phía trước

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong quý IV/2023

Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2023
