Thứ tư 06/11/2024 00:39

Luật Giá (sửa đổi) cần phải “lấp khoảng trống” về pháp luật

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật Giá (sửa đổi) lần này phải “lấp khoảng trống” về các căn cứ pháp luật để làm cơ sở cho việc xác định giá.

Chiều ngày 11/11, Quốc hộitiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Thẩm định giá phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật

Đóng góp ý kiến vào Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - đoàn Khánh Hòa đồng thuận với việc sửa đổi Luật này. Đồng thời cho rằng, việc sửa đổi Luật Giá cần đảm bảo giá cả phải được điều chỉnh đáp ứng kịp thời những biến động giá cả trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh giá xăng dầu có nhiều biến động.

Thẩm định giá phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Kết quả thẩm định giá phải đảm bảo đáp ứng với từng loại hình doanh nghiệp”- đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh nêu.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh- đoàn Khánh Hòa

Liên quan đến chính sách thẩm định giá, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, thời gian gần đây, sau hàng loạt các sai phạm có liên quan đến hoạt động thẩm định giá, có thể nhận thấy thị trường thẩm định giá đã và đang phát triển nóng về số lượng nhưng chưa đảm bảo chất lượng. Có không ít doanh nghiệp thẩm định giá cũng như thẩm định viên về giá thiếu kinh nghiệm hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì lợi ích trước mắt mà gian dối, câu kết với khách hàng, làm sai lệch hồ sơ để thổi giá cao hoặc hạ thấp giá trị một cách bất thường.

Vì vậy, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh ủng hộ việc siết chặt các điều kiện hành nghề thẩm định giá theo dự thảo Luật Giá.

Cùng tham gia thảo luận, đại biểu Lý Tiết Hạnh- đoàn Bình Định quan tâm về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7. Theo đó, đại biểu chỉ rõ, trong điều luật này có quy định hành vi cấm tăng giá. Tuy nhiên để đảm bảo về phạm vi điều chỉnh và thống nhất với các luật liên quan thì cần rà soát, quy định chặt chẽ hơn nữa.

Cụ thể, đại biểu phân tích, Điều 7 trong dự thảo Luật có quy định cấm: Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách của nhà nước và điều kiện bất thường khác để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý không phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá so với trước khi điều chỉnh giá.

Tuy nhiên, đại biểu chỉ rõ, Luật Cạnh tranh có điều chỉnh hành vi giảm giá. Do vậy, đề nghị ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu để quy định trong Điều 7 được toàn diện, bao quát hơn đối với các trường hợp giảm giá. Về phương pháp định giá, đại biểu cho biết, dự thảo Luật đang quy định hai phương pháp định giá: phương pháp định giá chung và phương pháp định giá riêng.

“Hai phương pháp định giá này có thống nhất với nhau hay không, có xây dựng trên nguyên tắc chung nào, khi có xung đột với các luật khác có liên quan thì phương pháp nào là phương pháp quyết định”- đại biểu Lý Tiết Hạnh đề nghị làm rõ.

Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện liên quan đến xác định giá

Tham gia thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường – đoàn Hà Nội cho biết, thực tế nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện thì đều liên quan đến việc là xác định giá không đúng với giá hàng hóa khi mua hoặc là khi bán tài sản công. Hiện nay, các tổ chức tư vấn định giá rất ngại, thậm chí là không dám nhận nhiệm vụ định giá các tài sản cho khu vực công chỉ mua hoặc khi bán.

Mặt khác, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị công hiện không mua sắm được các tài sản, vật tư hàng hóa. Điển hình như là bệnh viện không mua được thuốc chữa bệnh và vật tư y tế. Nhiều tài sản công không thể chuyển giao cho khu vực tư như các dự án bất động sản không thể xác định giá đất để cho các nhà đầu tư đầu tư phát triển.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – đoàn Hà Nội

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là do chưa có những quy định một cách chặt chẽ một cách cụ thể những các căn cứ, phương pháp để xác định giá cả hàng hóa; chưa có các quy định là căn cứ cho cơ quan định giá, quyết định giá bảo đảm không có tư lợi. Đại biểu chỉ rõ pháp luật hiện hành không có công cụ định giá cũng như bảo vệ cho những người làm định giá.

Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh yêu cầu đầu tiên của việc hoàn thiện Luật Giá lần này là phải “lấp khoảng trống” về các căn cứ pháp luật để làm cơ sở cho việc xác định giá, phương pháp đánh giá những căn cứ định giá, những nguyên tắc định giá... Dự thảo Luật cần phải đưa có một chương riêng về phương pháp, căn cứ, nguyên tắc định giá.

Để có được xác định giá cả đúng cũng như có cơ sở để quản lý giá thì phải có cơ sở dữ liệu đầu vào. Do vậy, việc kê khai giá là một công việc vô cùng quan trọng”- đại biểu góp ý.

Đại biểu đề nghị hoạt động kê khai giá không nên giới hạn ở một số các loại hàng hóa như quy định hiện hành mà phải quy định tất cả các loại hàng hóa khi bắt đầu đưa vào lưu thông trên thị trường đều phải thực hiện kê khai giá. Đồng thời hai đối tượng phải thực hiện kê khai giá là những doanh nghiệp sản xuất ần đầu tiên đưa sản phẩm vào thị trường và những các doanh nghiệp nhập khẩu khi lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa đưa vào thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị phân định rõ định giá, thẩm định giá và quyết định giá.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Tô Lâm: ''Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả''

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024