Luật đấu giá tài sản: Tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất cho hoạt động đấu giá

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 10, sáng 4/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật đấu giá tài sản. Theo đó, khi Luật được ban hành bảo đảm hoạt động đấu giá tài sản thực sự khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tình trạng tiêu cực, gây thất thoát tài sản của nhà nước và tài sản của các tổ chức, cá nhân.
Luật đấu giá tài sản: Tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất cho hoạt động đấu giá
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày tờ trình Luật đấu giá tài sản trước Quốc hội

Khắc phục tình trạng "quân xanh, quân đỏ"

Trình bày Tờ trình về dự án Luật đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 về bán đấu giá tài sản của Chính phủ sau 4 năm thi hành đã đạt được những kết quả đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2014 cả nước có 619 đấu giá viên đang làm việc tại các tổ chức đấu giá trong tổng số 1.259 người được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá, 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản bước đầu có kết quả với sự ra đời 190 doanh nghiệp (DN) đấu giá tài sản.

Các loại tài sản bắt buộc đấu giá được mở rộng hơn, chất lượng hoạt động đấu giá ngày càng được nâng cao. Số hợp đồng đấu giá thành, giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, thu ngân sách nhà nước thông qua hoạt động đấu giá đạt hiệu quả cao. Từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2014, các tổ chức đấu giá tài sản đã ký 47.449 hợp đồng đấu giá với giá khởi điểm hơn 62.010 tỷ đồng, giá trị tài sản bán được hơn 67.273 tỷ đồng (vượt hơn 5.262 tỷ đồng so với giá khởi điểm).

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và các ngành dịch vụ theo cơ chế thị trường, hoạt động đấu giá tài sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, chất lượng dịch vụ đấu giá còn chưa có hiệu quả, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá trong các phiên đấu giá vẫn còn tồn tại chưa có cơ chế hữu hiệu kiểm soát việc đấu giá, nhất là đấu giá tài sản nhà nước.

Việc bàn giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá đối với tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng người mua được tài sản đấu giá ngay phiên đấu giá chịu nhiều rủi ro, quyền lợi hợp pháp bị ảnh hưởng do không nhận được tài sản trúng đấu giá. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ đấu giá viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập. Gần 1/2 số đấu giá viên hiện nay chưa qua đào tạo nghề, kỹ năng hành nghề còn hạn chế.

Số DN hoạt động chuyên nghiệp về đấu giá tài sản trong tổng số DN có đăng ký hoạt động đấu giá tài sản là rất ít (khoảng 20/190 DN). Đặc biệt, số trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tự chủ về kinh phí hoạt động còn chưa nhiều, vẫn còn tình trạng thành lập hội đồng để bán đấu giá tài sản không đúng quy định của pháp luật…

Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận những hạn chế trên là do thể chế pháp luật về đấu giá tài sản hiện hành chưa đồng bộ, văn bản pháp luật chung về trình tự, thủ tục đấu giá mới chỉ là Nghị định nên hiệu lực thi hành còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, trùng dẫm giữa các văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá...

Trước những tồn tại này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, Luật đấu giá tài sản được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất cho hoạt động đấu giá tài sản, khắc phục những bất cập, hạn chế, nhất là trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản đã và đang được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Bên cạnh đó, việc ban hành Luật đấu giá tài sản nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với lĩnh vực này theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới là rất cần thiết. “Việc xây dựng dự án Luật đấu giá tài sản nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo hướng từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bổ trợ tư pháp, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đấu giá tài sản...” Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh.

Băn khoăn nhiều quy định chưa phù hợp

Luật đấu giá tài sản: Tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất cho hoạt động đấu giá
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra Luật đấu giá tài sản

Báo cáo thẩm tra dự án Luật đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số đại biểu đồng tình với các quy định trong dự án Luật. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng, Luật vẫn còn một số điều chưa được thống nhất, cần xem xét cho phù hợp với các Luật, quy định thực tế hiện nay. Cụ thể:

Quy định DN đấu giá tài sản không đồng thời kinh doanh các ngành nghề khác là không phù hợp với quy định tại Hiến pháp năm 2013 và quy định tại Luật đầu tư, Luật DN về quyền của DN được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm… do đó, Ủy ban kinh tế đề nghị xem xét cho phép DN đấu giá tài sản được thành lập và hoạt động theo các hình thức sở hữu khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… và được đồng thời kinh doanh một số ngành nghề liên quan đến đấu giá tài sản như tư vấn, thẩm định giá, quản lý tài sản…

Về Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Luật quy định chưa rõ ràng và nhất quán về việc chuyển đổi toàn bộ các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sang mô hình DN, mà để các địa phương có sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì trung tâm hoặc chuyển đổi sang mô hình DN. Ủy ban Kinh tế đề nghị, Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể và rõ hơn hướng chuyển đổi các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sang hoạt động theo mô hình DN, cũng như bổ sung quy định rõ lộ trình cho việc chuyển đổi này nhằm bảo đảm sự đồng bộ triển khai trên thực tiễn, tạo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp.

Đối với các loại tài sản quy định phải bán thông qua đấu giá thì phần lớn đều là tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật.Do đó, việc quy định các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục của dự án Luật đấu giá tài sản là rất cần thiết. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, bổ sung vào dự án Luật các loại tài sản phải bán thông qua đấu giá theo hướng bảo đảm việc triển khai được thống nhất, thuận lợi nhưng cũng cần tạo sự linh hoạt khi có sự thay đổi, bổ sung các loại tài sản này.

Về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định tại dự án Luật nhằm bảo đảm hoạt động đấu giá tài sản thực sự khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tình trạng tiêu cực, gây thất thoát tài sản của Nhà nước và tài sản của các tổ chức, cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật này tại kỳ họp thứ 10 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016), thay vì dự kiến Quốc hội khóa XIV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2016) để Luật sớm có hiệu lực, kịp thời giải quyết những vướng mắc hiện nay.

Thúy Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đấu giá tài sản

Tin cùng chuyên mục

Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học-công nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học-công nghệ

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Mức tham chiếu để đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở

Mức tham chiếu để đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thành tựu nổi bật lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo ngành Công Thương

Thành tựu nổi bật lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo ngành Công Thương

Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự từ cuối giờ sáng 20/5

Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự từ cuối giờ sáng 20/5

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác

Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác

GS.TS Hoàng Chí Bảo: Sau lời kêu gọi của Bác Hồ, các nhà tư sản ủng hộ Chính phủ 370 kg vàng

GS.TS Hoàng Chí Bảo: Sau lời kêu gọi của Bác Hồ, các nhà tư sản ủng hộ Chính phủ 370 kg vàng

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Xem thêm