Lừa đảo trên không gian mạng: Bài 8 - Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo
Bạn đọc 07/09/2023 10:47 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, nhiều đối tượng đã lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân trên không gian mạng… Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cảnh báo các chiêu trò lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Hiện có 3 nhóm lừa đảo chính: Giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác với 24 hình thức lừa đảo đang nhắm vào các đối tượng: Người cao tuổi, lao động tự do, nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh/sinh viên… Báo Công Thương xin trích đăng một số thủ đoạn lừa đảo để giúp bạn đọc nắm bắt thông tin, tránh trở thành nạn nhân của những đối tượng này. |
Hiện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định tiền ảo, bitcoin, litecoin... không phải là tiền tệ, không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Mới đây, Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận tố giác về tội phạm của chị P.T.N (huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh) với nội dung chị bị đối tượng sử dụng tài khoản Facebook “Đức Huy” lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hình thức đầu tư trên trang web http://www.ihrfu.com.
Chị N.P.L có đăng thông tin cần cho thuê phòng khách sạn trên mạng xã hội facebook. Sau đó, một tài khoản facebook tên "Đức Huy" xưng là Trần Đức Huy, SN 1983, tại TP. Hồ Chí Minh và cho chị L. biết sẽ xuống thuê phòng, nhắn tin cho chị L. hỏi giá cả.
Sau thời gian nói chuyện, tạo được niềm tin, “Đức Huy” giới thiệu và gửi một đường dẫn http://www.ihrfu.com/login.php?id=www và bảo chị L. đây là trang web đầu tư nhanh, lợi nhuận cao, chỉ cần làm theo hướng dẫn của Huy (gồm chọn số giao dịch/số tiền giao dịch) do Huy gửi, thì sẽ có 10% lợi nhuận.
![]() |
Đầu tư tiền ảo, bitcoin, litecoin... rủi ro, dễ gặp phải lừa đảo. Ảnh minh họa |
Theo hướng dẫn, chị L. đã truy cập đường link, lập tài khoản riêng và đăng ký kèm theo số tài khoản ngân hàng để thực hiện đầu tư.
Lần đầu và lần thứ hai, chị L. chuyển tiền theo hướng dẫn và được hưởng tiền lãi, sau đó, chị L. đã thực hiện việc rút tiền và đều nhận gốc và lãi đầy đủ. Chị L. tin tưởng nên đã tiếp tục nạp thêm nhiều lần. Liên tục trong 3 ngày tháng 6/2023, chị L. đã chuyển, tổng cộng số dư tài khoản trên trang web của chị L. cả gốc và lãi lên tới là 1.821.000.000 đồng.
Sau đó, chị L. thực hiện lệnh rút tiền nhưng không được. Huy bảo muốn rút được tiền chị phải tiếp tục thực hiện đặt cược và chị L. phải nạp thêm số tiền 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, chị L. vẫn không rút được tiền.
Thời điểm này, chị L. biết bản thân bị lừa nên đã trình báo sự việc đến Cơ quan điều tra. Hiện vụ việc đang được tiếp tục xác minh, làm rõ theo quy định pháp luật.
Công an tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin và nghe theo đối tượng lừa đảo để đầu tư nhanh, lợi nhuận cao như trên.
Tương tự, anh N.V.M (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cho biết vợ anh cũng bị dụ dỗ đầu tư tiền ảo. Các đối tượng lừa đảo đã tiếp cận vợ anh M. qua mạng xã hội và dùng chiêu trò tặng trước cho vợ anh 200 USD để mở tài khoản và hướng dẫn tham gia đầu tư. Trải qua nhiều lần nhận được tiền lãi và đầu tư thêm, vợ anh M. đã dính bẫy với số tiền 3 tỷ đồng.
“Số tiền 3 tỷ đồng này vợ tôi vay mượn từ người thân, bạn bè và cả vay nóng của tín dụng đen. Vì thiếu hiểu biết và ham lợi nhuận cao mà giờ đây gia đình tôi lâm vào cảnh nợ nần khắp nơi. Khổ nhất là số tiền vợ tôi vay của tín dụng đen, giờ ngày nào họ cũng gọi điện thoại hăm dọa những người thân, bạn bè của gia đình để đòi nợ” - anh M. cho biết.
Với nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi đầu tư tiền ảo về phương thức, bản chất vẫn là vẽ lên một dự án hứa hẹn tỷ suất sinh lời rất cao, sau đó huy động vốn theo mô hình ponzi (lấy tiền của người sau trả cho người trước). Tựu trung vẫn phải nạp tiền trước, được chiết khấu số tiền nhỏ và hứa hẹn lãi khủng sau này.
Vòng xoáy ponzi này chỉ dừng lại khi nhà đầu tư không còn tiền để theo tiếp hoặc dự án bị phát hiện lừa đảo. Đối tượng lừa đảo lúc này ngay lập tức sẽ đóng dự án, xóa ứng dụng... Sau đó lại vẽ lên dự án mới để tiếp tục lừa đảo. Công thức chung này được lặp đi lặp lại từ siêu dự án bất động sản, sàn vàng, đầu tư ngoại hối, siêu dự án kinh doanh… Chỉ cần cả tin và ham lợi nhuận cao, bất kỳ ai cũng sẽ dễ dàng sập bẫy.
Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận là yếu tố quan trọng khi quyết định đầu tư là số tiền đầu tư, khả năng sinh lời, thời gian hoàn vốn và mức độ rủi ro. Bất kỳ dự án nào ít rủi ro, cam kết lợi nhuận theo ngày hoặc tuần, tỷ suất sinh lời hơn 25%/năm thì chắc chắn có vấn đề.
Tuy nhiên, sau khi người chơi đã gửi tiền thành công, các đối tượng sẽ thông báo hệ thống lỗi và nạn nhân sẽ không nhận được tiền lãi cũng như có nguy cơ mất toàn bộ số tiền đã nạp trước đó.
Nếu nhận ra dấu hiệu lừa đảo, nạn nhân muốn bán toàn bộ coin có trong ví của mình thì cũng sẽ phát hiện toàn bộ số tiền trong ví đã biến mất và không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.
Có thể thấy, hiện pháp luật Việt Nam không cấm đầu tư tiền ảo nhưng cũng không liệt kê đây là ngành, nghề kinh tế của Việt Nam. Và điều đáng nói là, pháp luật hiện không có quy định cụ thể về hình thức đầu tư tiền ảo này. Do đó, khi đầu tư, các nhà đầu tư sẽ chịu rất nhiều rủi ro khi chưa có quy định điều chỉnh về vấn đề này.
Theo đó, khi người chơi gặp bất cứ rủi ro gì trong quá trình chơi thì cũng khó được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích. Không chỉ vậy, khi phát hành, sử dụng các phương thức thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng theo điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Nếu mức độ vi phạm nặng hơn, căn cứ Điều 206 Bộ luật Hình sự, người phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo không hợp pháp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng với mức phạt tù lên đến 20 năm.
Những điều cần lưu ý
Cần kiểm tra tính pháp lý của các dự án đầu tư, sàn giao dịch đầu tư tài chính hay các công ty về đầu tư tài chính như: Doanh nghiệp tên là gì? Có đăng ký kinh doanh không? Có trụ sở tại Việt Nam không? Có ký hợp đồng đầu tư tài chính với người chơi không…
Khi đảm bảo được đầy đủ các yếu tố về pháp lý thì sau này khi có tranh chấp, nhà đầu tư mới có thể được pháp luật bảo vệ.
Tuyệt đối không tin tưởng và đầu tư vào các dự án có cam kết lợi nhuận cao khủng khiếp. Bởi việc đầu tư và sinh lời dựa vào nhiều yếu tố để nhận được lợi nhuận. Do đó, lợi dụng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng, kẻ lừa đảo thường cam kết mức lãi suất cao.
Có thể thấy, đây hoàn toàn là một trong những chiêu trò lừa đảo, bịa đặt nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, khi muốn đầu tư, tuyệt đối không được quá tin tưởng vào những lời chào mời về mức lợi nhuận, lãi suất của dự án mà phải tìm hiểu kỹ hệ thống vận hành cũng như cách mà các dự án sinh ra lợi nhuận.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo: Việc nhận diện và phòng ngừa lừa đảo là rất quan trọng. Hãy luôn giữ cảnh giác và chỉ tin tưởng vào các nền tảng và sàn giao dịch có uy tín và được xác thực.
Khi bị lừa đảo, cần thực hiện
Làm đơn tố cáo gửi đến công an nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để được giải quyết. Theo đó, cần chuẩn bị đơn tố cáo; giấy tờ, chứng cứ chứng minh bị lừa đảo, giấy tờ nhân thân của nạn nhân…
Tố cáo qua đường dây nóng tại mỗi địa phương, liên hệ Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05); hoặc Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an; hoặc Cục Cảnh sát hình sự (C02) trực thuộc Bộ Công An.
Cục An toàn thông tin (AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục An toàn thông tin là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin, điện thoại 024 3209 6789; email ais@mic.gov.vn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hàng trăm hộ dân “sống mòn” trong dự án “treo”

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo khẩn sau phản ánh của Báo Công Thương

Hộp thư ngày 7/12: Phản ánh liên quan Công ty Eternal Properties Thảo Điền và Khu đô thị An Phú - An Khánh

Cảnh báo đối tượng mạo danh lãnh đạo Báo Công Thương để mời quảng cáo

Hộp thư ngày 4/12: Phản ánh sữa non GrandSure Gold “nổ” công dụng
Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Duy Anh xây dựng trường mầm non sai phép

Cục Hải quan Hải Phòng phản hồi thông tin về áp giá tính thuế xe nhập khẩu “làm khó” doanh nghiệp

Điện Biên: Nhiều sai phạm tại 94 dự án đầu tư xây dựng của UBND huyện Tuần Giáo

Hộp thư ngày 30/11: Người dân đồng tình cấm người có nồng độ cồn tham gia giao thông

Hộp thư ngày 27/11: Bạn đọc hiến kế lấy lại tiền gửi từ Ngân hàng SCB

Phản hồi thông tin liên quan tới nhãn hàng Cú Đấm Thép TV

Thái Bình: Công ty XNK thực phẩm Thái Bình có “làm khó” UBND tỉnh để "kiếm lời" từ tài sản đi mượn?

Hộp thư ngày 23/11: Phản ánh Công ty XNK thực phẩm Thái Bình; đường tại quận Hải An chậm hoàn thiện

Thanh Hóa: Dãy biệt phủ trái phép chưa xử lý vì thiếu tiền... đo đất

Hiểm hoạ từ mỏ đá Mỹ Phong (Hoà Bình): Dân kêu nhưng xã chưa thấu!

Nghiêm cấm khai thác đất trái phép khi đóng cửa mỏ đất cấp cho Tập đoàn Định An

Hộp thư ngày 20/11:Phản hồi về xổ số Vietlott, phản ánh về Công ty Chế biến XNK thủy sản Hải Phòng

Phát hiện hàng chục giấy phép hoạt động khoáng sản được cấp khi chưa có quy hoạch khoáng sản

Hộp thư ngày 16/11: Phản ánh liên quan đến hoạt động của Hải quan Hải Phòng và dự án Thanh Long Bay

Cận cảnh tuyến đường 190 tỷ đồng thi công dang dở ở vùng cao Hòa Bình

Hòa Bình: Khổ sở vì đường 190 tỷ đồng thi công dang dở

Hộp thư ngày 13/11: Phản ánh MBBank Thái Bình làm khó khách hàng; Bệnh viện Mắt Sài Gòn phẫu thuật hỏng mắt

Hệ thống đèn điện trên con đường đẹp nhất Quảng Ngãi đang vô dụng

Vắng như... chợ đêm Đông Hà
