Thứ năm 24/04/2025 09:41

Lừa đảo trên không gian mạng: Bài 1 - "Combo du lịch giá rẻ"

“Combo du lịch giá rẻ” là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân thông qua “bẫy” mua dịch vụ du lịch trọn gói.

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, nhiều đối tượng đã lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân trên không gian mạng... Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cảnh báo các chiêu trò lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Hiện có 3 nhóm lừa đảo chính: Giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác với 24 hình thức lừa đảo đang nhắm vào các đối tượng: Người cao tuổi, nhân viên văn phòng, công nhân, sinh viên, học sinh…

Báo Công Thương trích đăng một số thủ đoạn lừa đảo để giúp bạn đọc nắm bắt thông tin, tránh trở thành nạn nhân của những đối tượng này.

Mạo danh đại lý, công ty du lịch

Điển hình như: Các đối tượng vào các trang hội, nhóm du lịch công khai đăng bài viết, quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ, sau khi trao đổi thông tin, các đối tượng đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (đến 50% giá trị tour) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn và chiếm đoạt số tiền đặt cọc.

Làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân, bạn bè trong danh sách kết nối, nhắn tin với bạn bè cho biết đang bị kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức.

Đăng quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài, cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau khi nạn nhân thanh toán chi phí một phần hoặc toàn bộ, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… sau đó lấy lý do nạn nhân khai thông tin thiếu, chưa chính xác và không hoàn trả lại tiền.

Mạo danh các đại lý bán vé máy bay, tạo các trang website, trang mạng xã hội với đường dẫn, thiết kế tương tự các kênh của hãng hoặc đại lý chính thức, sau đó đăng quảng cáo với mức giá hấp dẫn, giá rẻ nhiều ưu đãi so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng.

Khách hàng liên hệ đặt vé, các đối tượng sẽ gửi mã đặt chỗ để làm tin và yêu cầu khách hàng thanh toán, sau khi nhận thanh toán, các đối tượng không xuất ra vé máy bay và ngắt liên lạc. Do mã vé máy bay đặt chỗ chưa được xuất nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết việc này khi ra đến sân bay.

Làm giả fanpage/website của các công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản thanh toán dịch vụ du lịch, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.

Lưu ý để phòng tránh

Khách hàng cần cảnh giác với những lời mời chào mua gói du lịch với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Thận trọng hơn, khách hàng có thể check đường link tham khảo uy tín trước khi chuyển khoản.

Kiểm tra thông tin, check uy tín trước khi chuyển khoản đặt cọc. Ảnh: MXH

Đối với trường hợp đặt các tour du lịch, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn… của những công ty uy tín hoặc qua các App du lịch (ứng dụng du lịch khách hàng nên giao dịch trực tiếp; nếu giao dịch online thì nên kiểm tra xác nhận danh tính công ty bằng nhiều hình thức để tránh bị lừa đảo. Có thể đề nghị phía đối tác cho xem giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy tờ, chứng chỉ hành nghề…

Đặc biệt, cần chú ý các dấu hiệu nhận biết website giả mạo thông qua tên website và tên miền. Thông thường tên các website giả sẽ gần giống với tên các website thật nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự. Tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk…

Người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch để tránh bị lừa đảo. Nên chọn các trang mạng xã hội (fanpage) có dấu tích xanh (tài khoản đã đăng ký) hoặc chọn các trang mạng có uy tín mà mình biết rõ thông tin của người bán.

Vân Anh
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường