Khi cả nước đang hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đồng nghĩa với những kỳ vọng vào những quyết sách kinh tế lớn, những đường hướng phát triển không chỉ cho giai đoạn 5 năm tới mà còn cả những chặng đường dài hơn, mang tầm thế kỷ hướng tới 100 năm thành lập Đảng - năm 2030 và 100 năm thành lập nước - năm 2045. ------------- Năm 2021, khi Đảng ta bước vào Đại hội lần thứ XIII cũng là khi công cuộc đổi mới bước vào năm thứ 35. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986 mở ra công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tới Đại hội lần này, Đảng ta đã trải qua 8 kỳ Đại hội. Mỗi một kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, những quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển cho đất nước. Có thể khẳng định, tư duy lý luận kinh tế của Đảng thực sự đi trước, có vai trò dẫn đường và định hướng quá trình đổi mới và phát triển kinh tế trên thực tế. Cùng với đó, mỗi kỳ đại hội Đảng đều có những quyết sách kinh tế tạo ấn tượng sâu đậm trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận, tin tưởng trong Đảng, trong xã hội. |
|
|
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (từ 28/6 đến 1/7/1996) là Đại hội đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu về kinh tế của giai đoạn 1996-2000 là: Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt khoảng 9-10%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm 4,5-5%. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu...
|
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ( từ ngày 19 đến 22/4/2001), Đảng ta xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. |
|
|
|
|
|
Có thể nhận thấy những quyết sách kinh tế nổi bật được đưa ra trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng không chỉ có ý nghĩa tổng kết những bài học mang đặc trưng Việt Nam mà còn có tác dụng hoạch định cho phát triển những năm sắp đến. Trung ương đã ban hành một loạt các Nghị quyết quan trọng, như: Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; Nghị quyết số 11 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN; Nghị quyết số 23 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Những nghị quyết này thể hiện sự đột phá về tư duy và tầm nhìn, góp phần không nhỏ vào tháo gỡ khó khăn, nút thắt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. |
Có thể thấy qua các kỳ Đại hội Đảng từ khóa VI cho đến nay, nhiều bài học thành công có thể được rút ra. Đây cũng có thể xem là các quyết sách nổi bật của Đảng trong lãnh đạo kinh tế đất nước. Một là, quá trình đổi mới và phát triển tư duy lý luận kinh tế của Đảng là xuyên suốt nhất quán, ngày càng đạt được tính hệ thống, đồng bộ cao; bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, giữa phát triển và hội nhập trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hai là, Đảng ta đã hình thành tư duy nhất quán có tính chiến lược về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế. Đây là một bước đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế, giúp giải phóng sức sản xuất vốn bị kìm hãm trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia. Ba là, có sự thay đổi cơ bản trong nhận thức về vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế. Vai trò của Nhà nước đã được xác định rõ, bên cạnh là một chủ thể của nền kinh tế thị trường, còn là xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo dựng và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, can thiệp vào nền kinh tế với mục tiêu sửa chữa những khuyết tật của thị trường và đảm bảo an sinh xã hội. |
Bốn là, chính sách thị trường thông thương giữa các vùng trong cả nước và giữa trong nước và nước ngoài là một bước tiến lớn trong nhận thức và xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta. Năm là, quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chuyển dịch từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối (phân phối lần đầu và phân phối lại) sang việc coi thị trường quyết định phân phối lần đầu và vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại. Sáu là, việc cơ chế giá chuyển từ quản lý mệnh lệnh hành chính sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã khắc phục những bất cập, hạn chế về giá, giá cả hàng hóa phản ánh giá trị hàng hóa, bảo đảm ổn định và an sinh xã hội. Bảy là, khuyến khích phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó thị trường tài chính đã được chú trọng, đặc biệt là thị trường vốn để tạo kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Tám là, nhận thức được vai trò tích cực của cơ chế thị trường và đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường mà ở đó Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách, công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng nguồn lực của khu vực kinh tế Nhà nước. |
Những quyết sách đó đã làm nên thành công của nền kinh tế cả nước trong 35 năm qua, với những bối cảnh thử thách cả trong và ngoài nước đặt ra cho phát triển có những lúc hết sức gay gắt, chưa từng có tiền lệ. Thành công có thể thấy rõ nét trên 4 phương diện. Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới và đạt 7%/năm. Thứ hai, kết quả huy động nguồn vốn đầu tư, nếu lấy mốc năm 2000 thì giai đoạn từ đó đến nay đã gấp 14 lần giai đoạn trước đó. Thứ ba, tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nếu như năm 1986, kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 2,944 tỷ USD thì năm 2020 đã đạt tới 543,9 tỷ USD. Thứ tư, các vấn đề an sinh xã hội cơ bản luôn được bảo đảm. |
|
Thực hiện: Nhóm phóng viên