Longform
07/09/2023 16:58
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

07/09/2023 16:58

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.

Xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Nhận thấy tiềm năng phát triển cây thạch đen, từ năm 2017, ông Hà Đức Quý xã Kim Đồng - huyện Tràng Định – Lạng Sơn đã thành lập Công ty TNHH sản xuất và đầu tư xuất, nhập khẩu Đức Quý. Xưởng sản xuất, chế biến và thu mua cây thạch đen đặt ngay trên địa bàn xã.

Cuối năm 2019, công ty hoàn thiện lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại với trị giá 30 tỷ đồng trên diện tích nhà xưởng 5.000m2. Từ khi đi vào hoạt động, trung bình mỗi ngày, công ty thu mua 2 tấn thạch đen của các hộ dân để chế biến.

Đến nay, công ty thu mua hơn 700 tấn thạch, sản xuất gần 800 tấn bột thạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc…

Từ đầu năm 2020 đến nay, nhu cầu mua bột thạch của các nước ngày càng cao, công ty trang bị thêm nồi nấu, hoạt động liên tục 24/24 giờ, năng suất thu mua cây thạch tăng lên, đạt 4 tấn/ngày, tạo ra các sản phẩm gồm: bột thạch đen (đã được công nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao), thạch trắng, cao linh quy... Nhờ hoạt động hiệu quả, doanh thu của công ty đạt 200 triệu đồng/tháng.

Mô hình nông sản tại xã Tràng Định là một trong những mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thành công ở tỉnh Lạng Sơn. Những năm trước đây, bà con nông một số huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn sản xuất và tiêu thụ nông sản vô cùng khó khăn, ngoài việc cấy 2 vụ lúa chiêm Xuân và lúa mùa để giải quyết nguồn lương thực và phục vụ tại chỗ cho chăn nuôi trong gia đình, bà con bố trí thêm vụ khoai Đông để có sản phẩm bán ra thị trường sau dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm vô cùng khó khăn khi thị trường thiếu tính ổn định, giá cả bấp bênh… Đây chính là bức tranh chung trong hoạt động sản xuất nông nghiệp địa phương.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Để khắc phục tình trạng này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TU về xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2020 – 2030. Trong đó, đưa ra 2 mục tiêu.

Một là, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung đủ lớn về quy mô diện tích, sản lượng, phù hợp với quy hoạch, tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh; khuyến khích phát triển các sản phẩm có tính đặc trưng của từng vùng là cơ sở quan trọng để thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến tiêu thụ và quảng bá xây dựng thương hiệu sản phẩm một cách lâu dài, bền vững, có hiệu quả.

Hai là, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh, tạo ra các sản phẩm chất lượng, có thương hiệu đáp ứng tiêu chuẩn, thị trường trong nước và quốc tế.

Nghị quyết 06 yêu cầu chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống trong nông nghiệp sang các mô hình sản xuất quy mô lớn, như: Trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,... mở rộng các vùng sản xuất tập trung, hình thành một số mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Thực hiện Nghị quyết 06, các cấp chính quyền Lạng Sơn đã xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất rau các loại theo chuỗi giá trị tại thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc; mô hình liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quả na tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng…; xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến nhựa thông huyện Đình Lập, Lộc Bình, phát triển các sản phẩm từ cây hồi tại huyện Văn Quan, Bình Gia…

Bên cạnh cây nông nghiệp, những năm qua, tỉnh xác định tiếp tục mở rộng vùng trồng cây lâm nghiệp tập trung, có giá trị kinh tế cao như cây hồi và một số cây trồng khác gồm: Thông, keo, bạch đàn, quế…

Trong đó tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng vùng trồng hồi đạt hơn 41.408ha, đạt 118,31% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, tập trung tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Lãng... trong đó có hơn 867ha hồi ở huyện Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng được người dân chăm sóc quản lý theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Sản lượng hồi năm 2022 ước đạt 11.500 tấn, giá trị hàng hóa ước đạt 1.725 tỷ đồng. Cùng với cây hồi, hiện nay các địa phương đang tập trung phát triển cây thạch đen, cây ớt phục vụ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Thông qua các mô hình liên kết, đã thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư vào nông nghiệp tạo ra vùng nguyên liệu, hàng hóa tập trung, có quy mô lớn, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp “hạt nhân” đảm nhiệm các công đoạn mà hộ sản xuất không làm được hoặc làm không hiệu quả, như: Cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đạt chất lượng cao; thu gom, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản; xử lý vệ sinh môi trường; hướng dẫn, phổ biến khoa học, kỹ thuật trong sản xuất…

Liên kết chặt với doanh nghiệp phân phối

Bên cạnh xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, Lạng Sơn đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong hỗ trợ nông dân kết nối liên kết với các doanh nghiệp chế biến, phân phối.

Đơn cử, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư TMQT Mặt trời đỏ (Công ty Redsun), Công ty TNHH Ngũ Phúc Lạng Sơn tổ chức ký kết hợp đồng nguyên tắc về cung ứng nông sản giữa các doanh nghiệp, HTX tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó, hai bên ký kết hợp tác cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm như: rau, củ quả, thịt gia cầm; xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp bền vững.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Nhiều mô hình liên kết khác giữa người nông dân và doanh nghiệp phân phối cũng được tỉnh Lạng Sơn kết nối xây dựng. Ông Lã Văn Lâm, thôn Kéo Cặp, xã Hòa Cư cho biết: "Gia đình tôi đã trồng và phát triển cây hồng Bảo Lâm từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trước đây, việc tiêu thụ hồng gặp khó do chưa có đầu ra ổn định. Từ khi có Công ty Transtech Lạng Sơn liên kết thu mua (từ năm 2020), sản phẩm hồng của gia đình có đầu ra ổn định, từ đó, tôi đầu tư mở rộng diện tích trồng, chăm sóc. Đến nay, gia đình có trên 800 cây hồng, trong đó có 600 cây đã cho thu hoạch. Sản lượng hằng năm đạt từ 10 đến 13 tấn, mang lại thu nhập gần 250 triệu đồng/năm".

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn, các mô hình phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở một số địa phương bước đầu hình thành, góp phần thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất, tập quán, trách nhiệm, năng lực của người sản xuất, góp phần phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện Lạng Sơn vẫn có một số cây trồng chưa phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; sự gắn kết, liên kết giữa nông dân với nông dân trong sản xuất, xây dựng thương hiệu và giữa nông dân với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm còn rời rạc, lỏng lẻo.

Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phát huy và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và kết nối với thị trường tiêu thụ.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Đặc biệt, Lạng Sơn sẽ xây dựng vùng nguyên liệu, cây ăn quả, nông sản tập trung gắn với cấp mã vùng trồng, mã vạch sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (VietGAP, GlobalGAP) và truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Một thuận lợi mới mở ra cho Lạng Sơn trong việc gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm khi mới đây, Bộ Công Thương ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Viettel Post - Sàn thương mại điện tử Voso, và Sendo xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” trên các sàn thương mại điện tử, đã có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ những năm vừa qua và thông qua Cổng thông tin chính thức tuhaoviet.vn. Hàng trăm mặt hàng của các tỉnh, thành phố, trong đó có Lạng Sơn được đưa lên “Gian hàng Việt trực tuyến”.

Để “Gian hàng Việt trực tuyến” phát huy hiệu quả, Lạng Sơn cho thành lập “Tổ công nghệ số cộng đồng”. Đến nay Lạng Sơn đã cài đặt được 741.457 tài khoản thanh toán điện tử, tài khoản mua trên sàn thương mại điện tử. Hơn 70% số hộ gia đình mở cửa hàng số và mở tài khoản thanh toán điện tử, trên hai sàn thương mại điện tử: voso.vn và postmart.vn.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Cũng nhờ “Gian hàng Việt trực tuyến” mà nhiều loại nông sản như na Chi Lăng, hoa hồi Văn Quan, nhựa thông, sa nhân Đình Lập, khoai lang Lộc Bình, quế Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn… được người tiêu dùng cả nước biết đến, nên đã có mặt ở nhiều siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các tỉnh, thành phố.

Ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương chia sẻ, là đơn vị thiết kế xây dựng và trực tiếp triển khai Chương trình, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp chặt chẽ với các Sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Sendo, Voso (Viettel Post)... với mô hình phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Siêu thị hàng Việt trực tuyến uy tín này đã mở ra một kênh phân phối hàng hóa mới, hiện đại, được quản lý chặt chẽ giúp bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn nâng cao giá trị sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp sản xuất Việt.

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Bằng những giải pháp kể trên, hiện Lạng Sơn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ xuất khẩu bao gồm: vùng trồng hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Chi Lăng; vùng trồng thạch đen tại các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng; vùng trồng ớt tại Chi Lăng, Cao Lộc..., với tổng diện tích hàng trăm nghìn ha.

Đặc biệt, việc xây dựng, phát triển vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Tổng thu từ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng cao. Đây là tiền đề để tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát triển các sản phẩm chủ lực khác theo hướng hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Phương Lan - Vũ Hạnh

Lạng Sơn: 20.984 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô Đưa sản phẩm OCOP Lạng Sơn lên sàn thương mại điện tử

Bảo Ngọc - Vũ Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Lạng Sơn: Hai cửa khẩu Cốc Nam và Na Hình tạm dừng thông quan đến hết ngày 6/10

Lạng Sơn: Hai cửa khẩu Cốc Nam và Na Hình tạm dừng thông quan đến hết ngày 6/10

Tỉnh Lạng Sơn vừa thông báo đến các thương nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hai cửa khẩu Cốc Nam và Na Hình sẽ tạm dừng thông quan đến hết ngày 6/10.
Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu chúng ta phải hình thành các chuỗi cung ứng nông sản và có sự liên kết chặt chẽ.
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức

Xem thêm

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường nội địa gắn kết chặt chẽ với mở rộng thị trường ngoài nước thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta...
Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động kết nối chuỗi sản xuất, phân phối và bán hàng OCOP địa phương vào các kênh bán lẻ.
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm).
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Nhiều sản phẩm đặc trưng, truyền thống của Lai Châu như chè, lá tắm, thịt trâu, thịt lợn, chẩm chéo… đã được nâng tầm giá trị khi trở thành sản phẩm OCOP.
Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP đã giúp nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Yên Bái.
Longform | Bài 3: Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường công trình xanh

Longform | Bài 3: Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường công trình xanh

Để phát triển thị trường công trình xanh theo các chuyên gia cần có những giải pháp đồng bộ để tạo động lực cho các nhà đầu tư và thị trường.
Longform | Bài 1: Tòa nhà xanh: Yếu tố cần thiết cho tăng trưởng xanh

Longform | Bài 1: Tòa nhà xanh: Yếu tố cần thiết cho tăng trưởng xanh

Việc các tòa nhà sử dụng năng lượng tái tạo và vận hành tự động hóa là yếu tố cần thiết cho tăng trưởng xanh.
Longform | Cà phê Sơn La: Từ cây giảm nghèo đến thương hiệu vươn tầm thế giới

Longform | Cà phê Sơn La: Từ cây giảm nghèo đến thương hiệu vươn tầm thế giới

Sau hơn 70 năm phát triển, cà phê Sơn La từ loại cây giảm nghèo đã trở thành thương hiệu vươn tầm thế giới khi xuất khẩu đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Longform | Thương mại, đầu tư: Nền tảng và động lực quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Longform | Thương mại, đầu tư: Nền tảng và động lực quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau gần 30 năm bình thường hoá quan hệ thương mại, Hoa Kỳ nhiều năm liên tục là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: Báo chí cần tránh lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội

Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: Báo chí cần tránh lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân chia sẻ với PV.
Longform | Bánh đa vừng Vĩnh Đức: Từ làng nghề truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Longform | Bánh đa vừng Vĩnh Đức: Từ làng nghề truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Kế thừa những ưu điểm của các loại bánh nổi tiếng trên vùng đất Đô Lương, bánh đa vừng Vĩnh Đức mang nhiều nét đặc sắc để trở thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Để ngăn chặn biến tướng "quà biếu", tạo cơ chế xin - cho, ngoài việc cần “thanh lọc” từ nhận thức, phải tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
Longform | Bài 2: Xử lý "đại án nhận quà" và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới

Longform | Bài 2: Xử lý "đại án nhận quà" và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới

"Đại án nhận quà" khiến nhiều cán bộ nhúng chàm, dù đã có những quy định nghiêm khắc. Nước ta cũng như một số quốc gia đang phải chống lại “vi rút” trầm kha này
Longform | Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính?

Longform | Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính?

Quà biếu vốn là văn hóa đẹp của người Việt Nam, song khi bị biến tướng trở thành thứ hàng “cảm ơn” xa xỉ thì quà biếu trở thành công cụ cho hành vi tham nhũng.
Longform | Bài 5: Đi tìm giải pháp căn cơ cho phát triển năng lượng quốc gia

Longform | Bài 5: Đi tìm giải pháp căn cơ cho phát triển năng lượng quốc gia

Nghị quyết số 55 - NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Longform | Hà Nội: Mỗi một sản phẩm OCOP là một câu chuyện kết tinh văn hóa

Longform | Hà Nội: Mỗi một sản phẩm OCOP là một câu chuyện kết tinh văn hóa

2.167 sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội là 2.167 câu chuyện về văn hóa Thủ đô, tôn vinh bàn tay và khối óc các nghệ nhân Hà Nội.
Longform| Bài 4 - Mô hình hay ở những “thủ phủ” công nghệ: Đổi mới công nghệ để tiết kiệm

Longform| Bài 4 - Mô hình hay ở những “thủ phủ” công nghệ: Đổi mới công nghệ để tiết kiệm

Nhờ biện pháp và chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả như đổi mới công nghệ và quy trình vận hành để tiết kiệm điện đảm bảo an ninh năng lượng.
Longform | Vụ vải thiều năm 2023: Dấu ấn thành công của Bắc Giang

Longform | Vụ vải thiều năm 2023: Dấu ấn thành công của Bắc Giang

Với doanh thu trên 6.876 tỷ đồng từ quả vải và các dịch vụ phụ trợ, vụ vải thiều năm 2023 của tỉnh Bắc Giang đã thành công ngoài mong đợi.
Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Lãng phí điện không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, tổ chức hay Chính phủ. Lãng phí điện là một vấn đề xã hội mà tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm.
Longform|Bài 2: Nhiều ngành tiêu tốn điện nhưng hiệu quả kinh tế không cao - cũng là lãng phí!

Longform|Bài 2: Nhiều ngành tiêu tốn điện nhưng hiệu quả kinh tế không cao - cũng là lãng phí!

Nhiều ngành tiêu tốn điện nhưng hiệu quả kinh tế không cao cũng là lãng phí nên cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, nhất là với các cơ sở năng lượng trọng điểm.
Longform | Bài 1: Nguy cơ thiếu điện, lãng phí điện và thách thức thực hành tiết kiệm điện

Longform | Bài 1: Nguy cơ thiếu điện, lãng phí điện và thách thức thực hành tiết kiệm điện

Nguy cơ thiếu điện, lãng phí điện và thách thức thực hành tiết kiệm điện
Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Việc phát triển chợ vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương mà còn lan tỏa văn hóa vùng miền.
Longform | Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Longform | Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Phát triển du lịch cần có sản phẩm đặc trưng và sản phẩm OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch. Đây là định hướng tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện.
Longform | Phát triển sản phẩm OCOP TP. Hồ Chí Minh theo chiều sâu

Longform | Phát triển sản phẩm OCOP TP. Hồ Chí Minh theo chiều sâu

Mặc dù số lượng sản phẩm OCOP của TP. Hồ Chí Minh ít so với địa phương khác song tất cả những sản phẩm đạt chứng nhận đều thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Sau gần 6 năm Viêt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” IUU, đến nay, vẫn còn 4 bốn nội dung mà Việt Nam cần phải đáp ứng.
|< < 1 2 3 4 > >|