Longform
05/02/2024 18:47
Longform |Dược trong nước mở cơ hội mới trên thị trường thuốc phát minh

05/02/2024 18:47

Nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp dược phẩm trong nước đang gia tăng khả năng cạnh tranh với thuốc ngoại.
Dược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minhDược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minh

Theo Báo cáo của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, giá trị ngành dược phẩm ở Việt Nam năm 2023 đạt 7,24 tỷ USD (tăng 3,4% so với năm 2022) và đến năm 2024 dự kiến sẽ đạt 7,89 tỷ USD (tăng 9,1% so với năm 2023). Đáng chú ý, các công ty dược Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ cho R&D để có sản phẩm chất lượng có tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, cả nước đã có hơn 228 nhà máy sản xuất dược phẩm, trong đó có 18 nhà máy đạt chuẩn EU-GMP.

Dược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minh

Đây là nỗ lực nhằm tạo ra đột phá cho ngành dược Việt Nam khi theo Cục Quản lý dược, Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp chủ yếu sản xuất thuốc generic. Trên thị trường trong nước có hơn 800 dược chất lưu hành, song số lượng dược chất doanh nghiệp trong nước sản xuất chưa quá 50%. Vì vậy, một trong những mục tiêu phát triển ngành dược trong thời gian tới là chuyển một phần từ sản xuất thuốc generic sang thuốc phát minh.

Nhờ đầu tư chiều sâu cho các nhà máy tiêu chuẩn EU–GMP để sản xuất dược phẩm chất lượng cao, kết quả kinh doanh của Imexpharm nhiều năm qua tăng trưởng mạnh mẽ. Chẳng hạn, nhà máy EU-GMP IMP4 đưa vào khai thác hiệu quả năm đầu tiên với doanh thu đạt gần 80 tỷ đồng. Các nhà máy EU-GMP (IMP2, IMP3 và IMP4) với danh mục sản phẩm hướng tới kênh ETC đã đóng góp cao hơn vào doanh thu và lợi nhuận nhờ việc tăng trưởng công suất hoạt động.

Dược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minh

Ba nhà máy EU-GMP vẫn còn nhiều dư địa để nắm bắt tăng trưởng thị trường (đặc biệt là IMP2 và IMP4). Qua đó, Công ty tiếp tục duy trì thành công trong năm 2023 khi có tổng doanh thu gộp đạt 2.113 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường 8%. Biên EBITDA trong năm 2023 được cải thiện từ 22% lên 23% nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh dẫn đến lợi thế theo quy mô tốt hơn và đòn bẩy hoạt động cao hơn cũng như các sáng kiến ​​tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Cơ hội lớn của dược trong nước

GDP của Việt Nam đứng thứ 3 ở trong khu vực Đông Nam Á, chi tiêu cho sức khỏe của người Việt ngày càng cao, nên doanh nghiệp ngành dược có nhiều dư địa để phát triển. Ước tính, đến năm 2045, ngành dược phẩm đóng góp hơn 20 tỷ USD vào GDP của Việt Nam. Những con số này hứa hẹn về một thị trường dược sôi động cùng những khó khăn và thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nước về khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại. Nhất là vào thời điểm Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) dự kiến xem xét thông qua vào tháng 10/2024 nới rộng hoạt động đầu tư vốn của các tập đoàn nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm sẽ có sự tăng trưởng mạnh.

Dược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minh

Tổng giám đốc IMP, Thầy thuốc Nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, cho rằng, với 4 cụm nhà máy, 11 dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP, dẫn đầu cả nước về số lượng dây chuyền về tiêu chuẩn châu Âu, Công ty đủ năng lực sản xuất những sản phẩm cạnh tranh với thuốc ngoại. Công ty đang cung ứng thị trường nhiều sản phẩm chất lượng, đặc biệt là kháng sinh chất lượng cao sản xuất từ nguyên liệu theo công nghệ Enzymatic được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Hiện nay, IMP đã có 11 sản phẩm có số đăng ký xuất khẩu đi châu Âu, trong đó có 7 sản phẩm được Bộ Y tế công bố.

Tăng trưởng ổn định giúp Công ty tập trung đầu tư cho chiều sâu công nghệ, hiện đại hoá năng lực sản xuất, gia tăng tính cạnh tranh của Imexpharm trước sự gia nhập ngày càng mạnh mẽ của thuốc ngoại vào thị trường Việt Nam. Để gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, IMP đang phát triển MA (Số đăng ký sản phẩm tại Châu Âu) Nhóm 1, từ tự sở hữu MA đến có MAH châu Âu bằng cách tự phát triển MA và nhận chuyển giao MA. Ngoài ra, Công ty dự kiến ký MOU với hai đối tác vào năm 2024; mở rộng thị trường với lĩnh vực trị liệu mới bằng cách hợp tác với các đối tác Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ.

Bước đi của IMP song hành với Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vắc-xin, sinh phẩm và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được...

Dược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minh
Dược trong nước mở cơ hội trong thị trường thuốc phát minh

“Việt Nam có thể đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) khi xây dựng lợi thế của mình dần dần trong chuỗi giá trị toàn cầu từ các bước đi ban đầu. Sự phát triển của ngành dược đòi hỏi sự học hỏi và hợp tác rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, sáng chế, phát minh. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường pháp lý và cơ chế khuyến khích doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng ở thị trường nội địa”, Tổng giám đốc IMP cho biết.

Thực tế, IMP đang đẩy mạnh các hoạt động tham gia vào chuỗi cung ứng thuốc toàn cầu. Thời gian qua, Công ty có gian hàng tham gia CPHI tại Thái Lan, Barcelona; các hoạt động khảo sát các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Campuchia, Myanmar; xuất khẩu thành công lô hàng đầu tiên vào thị trường Mông Cổ.

PV

Có thể bạn quan tâm

Cần quản lý ngành dược theo cơ chế thị trường

Cần quản lý ngành dược theo cơ chế thị trường

Quản lý ngành dược theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch nhưng có kiểm soát, an toàn, chất lượng.
Thủ tướng đề nghị Công ty dược tầm cỡ toàn cầu đầu tư, chuyển giao công nghệ vào Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Công ty dược tầm cỡ toàn cầu đầu tư, chuyển giao công nghệ vào Việt Nam

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những thành tựu y học và dược phẩm của Hungary cũng như kết quả hoạt động của Gedeon Richter.
BCC Health tự tin là nhà cung ứng men vi sinh chất lượng cao cho ngành dược

BCC Health tự tin là nhà cung ứng men vi sinh chất lượng cao cho ngành dược

BCC Health là thương hiệu trực thuộc Công ty CP Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (BCC)- đơn vị có bề dày hơn 20 năm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất men vi sinh