Longform
12/10/2022 08:00
Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

12/10/2022 08:00

Với ý chí quật cường, lòng tự tôn dân tộc, doanh nhân Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều thể hiện trách nhiệm và tình yêu với đất nước.
Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Với ý chí quật cường, lòng tự tôn dân tộc, doanh nhân Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều thể hiện trách nhiệm và tình yêu với đất nước.

-----------

Trong hành trình đấu tranh, gìn giữ và xây dựng đất nước, các thế hệ doanh nhân Việt Nam dù ở bất kỳ thời kỳ nào, họ cũng luôn gìn giữ và lan toả tinh thần yêu nước, truyền thống tự lực, tự cường, vì quốc gia dân tộc. Những doanh nhân từ quá khứ đến hiện tại luôn là tấm gương sáng để chúng ta học hỏi và noi theo.

Theo dòng lịch sử, ngay từ thời pháp thuộc đến khi nước nhà giành được độc lập vào năm 1945, đã xuất hiện nhiều tấm gương doanh nhân luôn đồng hành, đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước.

Điển hình của giai đoạn trước năm 1945 phải kể đến cụ Tiểu La - Nguyễn Thành (1863 - 1911), một chí sĩ giàu lòng yêu nước, đã khởi xướng Duy Tân Hội ở Quảng Nam. Không chỉ tham gia đánh giặc, cụ Tiểu La còn góp sức canh tân khi làm doanh thương để cung cấp kinh tài cho hoạt động vì đại nghĩa.

Cụ Tiểu La đã cùng các đồng chí vận động tổ chức hội học, hội nông, hội công, hội thương... để chu cấp tài chính cho Phong trào Đông du. Riêng hội thương đã có tới 72 chi nhánh khắp các tỉnh thành, và ông cũng thành lập Quảng Nam hợp xã ở Đà Nẵng, tự góp cả cổ phần kinh doanh để lấy tiền gởi cho cụ Phan Bội Châu lo liệu việc lớn.

Hay doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932), được mệnh danh là “vua tàu thủy”, nằm trong tốp 4 người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20. Điểm đặc biệt ở doanh nhân này là lòng yêu nước tinh thần tự tôn vì quốc gia, dân tộc.

Không chỉ khẳng định năng lực và ý chí của người Việt bằng việc mua lại các con tàu của đối thủ nước ngoài, rồi đặt những cái tên đầy ý nghĩa như Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi… doanh nhân Bạch Thái Bưởi còn ra mặt đấu tranh với nhà cầm quyền thực dân để bênh vực quyền lợi cho dân chúng Việt Nam – bằng lương tri và trách nhiệm.

Và còn nhiều cái tên doanh nhân yêu nước khác đã vươn lên bằng sự thông minh, ý chí độc lập như gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện-doanh nhân có tài buôn bán lụa, sở hữu nhà máy dệt và đồn điền cà phê; ông chủ hãng sơn Nguyễn Sơn Hà; ông Nguyễn Hữu Nhâm-chủ hiệu vải nổi tiếng Hà thành; bà Vương Thị Lai nổi tiếng giàu có nhờ buôn bán tơ lụa…

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - Bài 1

Khi cách mạng tháng 8 thành công, sau khi tuyên bố với thế giới về sự hiện diện của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có Thư gửi Giới Công Thương Việt Nam. Trong đó, Người viết: "Cùng các ngài trong giới công thương, được tin giới công thương đã đoàn kết lại thành Công thương cứu quốc đoàn và gia nhập vào mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng..."

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Hưởng ứng lời kêu gọi này, đã có rất nhiều doanh nhân Công Thương đã hỗ trợ giúp đỡ Chính phủ và Nhân dân. Điển hình như tại đất Hà thành, doanh nhân Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ cũng đã có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, tham gia cách mạng.

Gia đình ông đã bỏ ra 90% số tiền buôn vải để ủng hộ cách mạng với suy nghĩ đơn giản: Phải giữ được chính quyền non trẻ này thì đất nước mới giữ được độc lập, mới có tự do. Tính chung tất cả các lần đóng góp, riêng gia đình ông đã ủng hộ tài chính cách mạng khoảng 5.147 lạng vàng.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Trên thực tế, trong giai đoạn cách mạng, gia đình doanh nhân này đã nhiều lần giúp những tiểu thương buôn bán, hỗ trợ kinh tế, việc làm cho những người nghèo. Đặc biệt ông Bô, bà Hồ còn giành toàn bộ tầng 2 của căn nhà 48 Hàng Ngang làm nơi làm việc cho Bác Hồ cùng các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng như đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt... khoảng 15 người.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Chia sẻ về những đóng góp của doanh nhân Công Thương trong thời kỳ trước và sau cách mạng, Đại biểu Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, sự đóng góp vật chất to lớn và ý nghĩa của những nhà tư sản yêu nước đã góp phần giúp cho chính quyền non trẻ vượt qua những giờ phút nguy nan, ngành Tài chính Việt Nam vượt qua những thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp tài chính cách mạng không ngừng trưởng thành, phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, bị tàn phá bởi chiến tranh, trở thành một nước có thu nhập trung bình và đang vững vàng hội nhập. Việt Nam cũng được thế giới ghi nhận như một mẫu hình chuyển đổi thành công từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường vì lợi ích của người dân. Đóng góp cho thành tựu to lớn đó có vai trò không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt đang ngày đêm lan toả tinh thần, ý chí Việt.

-------

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy, trong 2 cuộc kháng chiến và đến tận bây giờ, các thế hệ doanh nhân Công Thương nói chung và doanh nhân Việt nói chung, dù làm trong các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân vẫn tiếp tục đóng góp cho đất nước bằng những việc làm thiết thực: Quản lý, điều hành doanh nghiệp của mình, đóng góp nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động; tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Đặc biệt, trong 2 năm đại dịch vừa qua, tầng lớp doanh nhân Việt Nam, mặc dù cũng gặp khó nhưng họ gác việc riêng, tiếp tục cống hiến phụng sự xã hội hết mình; sẵn sàng sẻ chia trách nhiệm, chung vai đồng lòng cùng đất nước trên mọi mặt trận từ đóng góp cho quỹ vaccine, hỗ trợ tuyến đầu phòng chống dịch cho đến hưởng ứng những hoạt động thiện nguyện do các tổ chức phát động.

Với sự thông minh, sáng tạo và bản lĩnh, thế hệ doanh nhân thời kỳ hội nhập đã để lại nhiều công trình, sản phẩm không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mà còn mang dấu ấn Việt Nam như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, hầm đường bộ Đèo Cả; hầm Hải Vân 2; cầu Bạch Đằng...

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Tập đoàn Vingroup đã biến giấc mơ sản xuất được ô tô thương hiệu Việt Nam trở thành sự thật, cho ra đời các dòng ô tô sang trọng, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trong lĩnh vực hàng không, bên cạnh Viet Nam Air lines, chúng ta có hàng không Bamboo Airways, VietJet Air với nhiều thành tựu kết nối với thế giới.

Trong lĩnh vực du lịch, chúng ta có nhiều khu du lịch đẳng cấp quốc tế từ Sapa, Hạ Long đến Phú Quốc…

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Ở góc độ rộng hơn, với tinh thần tự tôn dân tộc, màu cờ sắc áo, nhiều doanh nhân đã nhanh chóng thích ứng với hội nhập, không ngừng học hỏi, vươn ra biển lớn, tự tin cạnh tranh và khẳng định sản phẩm mang trí tuệ Việt, thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Những doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều nỗ lực đưa thương hiệu “Made in Việt Nam” ra thị trường quốc tế với nhiều loại sản phẩm chất lượng từ sữa, cà phê, gạo…đến ô tô, phần mềm công nghệ. Có thể kể đến những cái tên như Tập đoàn Viettel, Vingroup, Vinamilk, FPT, Thaco, TH Group, Trung Nguyên….gắn liền với những doanh nhân điều hành hay làm chủ doanh nghiệp như ông Phạm Nhật Vượng, anh hùng lao động Thái Hương, bà Mai Kiều Liên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Trương Gia Bình…

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt
Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Và còn nhiều doanh nghiệp, doanh nhân khác không phân biệt lớn nhỏ, vùng miền… vẫn đang miệt mài cống hiến vì mình, vì cộng đồng, vì sự tử tế và tình yêu với quê hương đất nước.

Doanh nhân Võ Thành Đàng – cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc của Công ty CP đường Quảng Ngãi đã từng chia sẻ, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu Việt đã tạo ra những doanh nhân như thế. Họ luôn đặt đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội lên hàng đầu.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Trong lực lượng Doanh nghiệp, doanh nhân của Việt Nam thì đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành Công Thương đóng vai trò đầu tàu, vì bản chất của quá trình phát triển đất nước những năm qua là công nghiệp hóa và phát triển mạnh mẽ công nghiệp và thương mại.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Những doanh nghiệp trong lĩnh vực Công Thương đóng vai trò đi đầu trong hội nhập kinh tế của đất nước, họ chính là “nhịp cầu nối” giữa kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Qua đó, doanh nghiệp, doanh nhân ngành Công Thương không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo ra những thành quả xuất khẩu, mà còn tiếp thu được kinh nghiệm của thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thông qua các hoạt động của mình. Các doanh nhân ngành Công Thương cũng có những ý tưởng, kiến nghị tích cực, đóng góp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta, nên có thể khẳng định, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung và doang nghiệp, doanh nhân ngành Công Thương nói riêng đã nắm giữ vai trò nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với đội ngũ doanh nhân, làm doanh nghiệp không chỉ để lo cho bản thân, gia đình mình, mà còn tạo công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Có nghĩa là, họ đã vượt ra ngoài những lợi ích cá nhân, gia đình, hướng tới lợi ích dân tộc, quốc gia, cống hiến vì màu cờ sắc áo của dân tộc Việt Nam, đó chính là lòng yêu nước. Nên xét về mọi khía cạnh, hoạt động kinh doanh và tinh thần của doanh nhân chính là tinh thần yêu nước, tinh thần dấn thân, và họ chính là những người chiến sĩ thời bình trên mặt trận kinh tế.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Có thể nói, trong suốt 77 năm qua, đặc biệt sau hơn 35 năm đổi mới, thực hiện đường lối của Đảng, dưới sự quản lý của Nhà nước, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và rất đáng tự hào. Tinh thần khởi nghiệp của dân tộc được khơi dậy. Việt Nam đã có hàng triệu doanh nhân, đang đứng mũi, chịu sào ở hơn 900.000 doanh nghiệp và hơn 5,6 triệu hộ kinh doanh. Doanh nhân, Doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của mình đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và góp phần tích cực bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Dẫu biết rằng, con đường phía trước không hề dễ dàng, và đâu đó vẫn còn những trường hợp đáng buồn, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tin rằng các doanh nghiệp, doanh nhân Việt vẫn tự tin vững bước trên bước đường hội nhập, sánh vai các cường quốc năm châu như Hồ Chủ tịch lúc sinh thời mong muốn. Đó cũng là niềm tự hào mà chúng ta nên biết, nên trân trọng.

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Thực hiện: Đình Dũng - Thanh Vân

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu tại Việt Nam chiếm 51%

Doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu tại Việt Nam chiếm 51%

Tại Việt Nam, hiện hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ, 51% doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác.