
Kể từ ngày 1/12/2022, Bộ Công Thương hoạt động theo Nghị định số 96/2022/NĐ-CP. Có thể nói, một tâm thế mới cho thời kỳ phát triển mới của ngành Công Thương đã được mở ra từ Nghị định này. |
Đáp ứng yêu cầutrong bối cảnh mới |
![]() |
Nghị định số 96/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ. Đây là nghị định thứ 5 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương kể từ khi Bộ Công Thương được tái lập từ ngày 31/7/2007. Sau khi có nghị quyết của Quốc hội về việc hợp nhất Bộ Công nghiệp và Thương mại thành Bộ Công Thương, Chính phủ đã lần lượt ban hành các số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14/6/2011 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và năm 2017 là Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017. Điểm xuyên suốt các nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương luôn xác định việc tái cơ cấu ngành Công Thương. |

Nghị định số 96/2022/NĐ-CP xác định Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Về cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương có 28 tổ chức thuộc và trực thuộc, bao gồm: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Khoa học và Công nghệ; Vụ Thị trường châu Á - châu Phi; Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ; Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vụ Thị trường trong nước; Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Tổng cục Quản lý thị trường; Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Phòng vệ thương mại; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Công Thương địa phương; Cục Xuất nhập khẩu; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Hóa chất; Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương; Báo Công Thương; Tạp chí Công Thương; Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương. Có thể nói Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều cam kết quốc tế. Đặc biệt là bối cảnh đất nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với những tầm nhìn xa hơn, rộng hơn đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập Nước. Cùng với đó là những nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các Vùng trên cả nước cũng như Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà ở đó, vị trí vai trò của ngành Công Thương là hết sức to lớn. |
Những bối cảnh đó cộng với việc đặc thù quản lý nhà nước của Bộ Công Thương là một bộ kinh tế đa ngành đặt ra yêu cầu mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. |
tinh gọn hơn, hiệu quả hơn |
Nghị định số 96/2022/NĐ-CP đã đặt yêu cầu rất cao về bộ máy tinh gọn, hướng tới nâng cao hiệu quả. Theo Nghị định số 96/2022/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương sẽ gồm 28 đơn vị, giảm 1 Vụ (sáp nhập Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp thành Vụ Kế hoạch - Tài chính), 1 Cục (Cục Công tác phía Nam) và 23 phòng thuộc Vụ. Trước đây tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương trong quá trình vận hành đã lên tới 35 đơn vị. |

Cùng đó tại điều 5 của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP nêu rõ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định pháp luật hiện hành cho đến khi Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. |

Đáng chú ý tại Nghị định số 96/2022/NĐ-CP, những lĩnh vực mới được Chính phủ giao Bộ Công Thương phụ trách đáng chú ý gồm lĩnh vực phát triển dịch vụ logistics, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin), năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Điều này một mặt bảo đảm thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiện phụ trách, một mặt là sự thể hoá các nghị quyết của Đảng, các cam kết của Việt Nam trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là khi Đảng ta nhấn mạnh các yêu cầu cao về chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng cũng như không bỏ lỡ những cơ hội phát triển do cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. |

Khi triển khai thực tế, Nghị định số 96/2022/NĐ-CP được kỳ vọng, bên cạnh việc khẳng định những thành tích, nỗ lực của ngành Công Thương được Đảng và Nhà nước ghi nhận, sẽ giúp tăng cường hơn nữa chức năng tham mưu, quản lý nhà nước, phát huy vai trò một bộ kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Đồng thời hiện thực hóa cam kết tái cơ cấu ngành, cải cách hành chính, thủ tục hành chính theo hướng công khai minh bạch; góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân; Thúc đẩy phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng, xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước, thích ứng với sự biến đổi của tình hình khu vực và thế giới... |
Thực hiện: Quang Lộc - Phương Cúc |