Longform
13/06/2024 15:12
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

13/06/2024 15:12

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa - Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Bên dòng sông Nậm Rốm cuộn chảy, hoà trong dòng du khách về với miền di tích lịch sử Điện Biên, chúng tôi đến Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ - nơi trưng bày bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là bức tranh lớn nhất Đông Nam Á và là một trong ba bức tranh lớn nhất thế giới.

Ngay trước giờ mở cửa, từng đoàn khách đã đứng chật kín lối đi. Mỗi người đều ánh lên niềm tự hào, hứng khởi khi được đến với Điện Biên, đến với vùng đất lịch sử của dân tộc.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Được chiêm ngưỡng bức tranh khổng lồ về chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều du khách không khỏi bồi hồi xúc động trước sự kiện của lịch sử “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta để làm nên chiến thắng chấn động địa cầu.

Trong không gian đầy cảm xúc, tự hào, chia sẻ với Báo Công Thương - ông Nguyễn Viết Luyện, cựu chiến binh thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Tôi là cựu chiến binh, từng tham gia chiến trường thời chống Mỹ những năm 1970, hồi đó ở Lai Châu. Khi về già còn có dịp quay lại vùng đất lịch sử Điện Biên, được chiêm ngưỡng những di tích đồ sộ, những kỷ niệm trong thời chiến lại ùa về, nhớ những đồng đội cùng tham gia chiến trường năm xưa”.

Cùng với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tại những di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ như: Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên, Hầm Đờ Cát, Đồi A1… lượng khách đến tham quan những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng tăng mạnh. Trong dòng người về với chiến trường xưa, có những người đã nhiều lần đặt chân đến Điện Biên Phủ, nhưng có những người lần đầu được lên tham quan các điểm di tích, song với họ đều để lại những ấn tượng và những cảm xúc khó phai.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Dưới tán phượng hoa nở đỏ thắm trên đồi A1, bà Phạm Ánh Tuyết, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh xúc động bày tỏ, đây là lần đầu tiên bà đến Điện Biên, đi tham quan một vòng các di tích lịch sử bà không khỏi xúc động và tự hào. “Cảm ơn các chiến sĩ đã hy sinh cho đất nước mình, cho Tổ quốc mình. Mong các bạn trẻ nên dành thời gian đến những địa điểm như thế này để biết được công sức, những hy sinh xương máu của cha ông ta để đất nước có được ngày hôm nay” - bà Tuyết chia sẻ.

Tất bật, chu đáo cùng cán bộ bảo tàng hướng dẫn, đón khách tham quan bảo tàng, bà Vũ Thị Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ - vừa tranh thủ tiếp chuyện, cung cấp thông tin cho Báo Công Thương. Bà Nga cho biết, trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trung bình mỗi ngày bảo tàng đón hàng nghìn lượt khách du lịch. Lượng khách tăng đột biến khiến cán bộ bảo tàng làm việc không có ngày nghỉ, nhưng đây là niềm tự hào, niềm vui lớn thể hiện sức hút của bảo tàng đối với du khách.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Theo bà Vũ Thị Tuyết Nga, nhằm phục vụ chu đáo du khách khi đến tham quan, đơn vị đã huy động tất cả nguồn nhân lực, sẵn sàng tăng ca, tăng giờ để đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Ngoài công tác chuyên môn, nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê, bảo quản các hiện vật chiến tranh cũng được bảo tàng tiến hành đồng thời để bổ sung những tài liệu, hiện vật, những câu chuyện sinh động; từ đó, hướng dẫn viên, thuyết minh viên có thể xây dựng thành những câu chuyện để truyền tải đến du khách một cách tốt nhất, sinh động nhất.

Kể từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đến nay, các điểm di tích lịch sử, văn hóa và tâm linh tỉnh Điện Biên mà điểm nhấn là thành phố Điện Biên Phủ vẫn luôn là những điểm đến thu hút lượng lớn khách du lịch tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử. Đặc biệt, trong năm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng du khách đến Điện Biên tăng vọt, ước tính mỗi ngày đón khoảng từ 3.000 - 5.000 lượt khách tham quan, du lịch, công tác. Trong 4 tháng đầu năm 2024, lượng du khách đến Điện Biên đã đạt 845.000 lượt, tăng 1,86 lần so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, năm 2024, Điện Biên đăng cai tổ chức Năm du lịch Quốc gia và Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện Biên sẽ đón khoảng 1,3 triệu lượt du khách.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Phạm Văn Thăng - Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phấn khởi cho biết, việc tổ chức các sự kiện lớn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngành du lịch tỉnh Điện Biên đang có một năm hết sức bận rộn và kỳ vọng bội thu, tăng trưởng lượng khách một cách đột phá.

“Do lượng khách tăng cao, để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh, tham mưu đẩy mạnh công tác quản lý các cơ sở lưu trú, đồng thời đơn vị cũng đã tham mưu huy động 140 hộ gia đình có nhà ở, phòng ở đảm bảo các điều kiện lưu trú phục vụ khoảng 2.000 người; Chỉ đạo các đơn vị kiểm tra đầy đủ về cơ sở, vật chất, cũng như huy động toàn bộ viên chức và người lao động tham gia phục vụ và trực tại các điểm di tích”- ông Thăng cho hay.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562km2 với đường biên giới giáp 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào. Tỉnh hiện có 31 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh; 18 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghệ thuật xòe Thái và thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điện Biên còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, người dân thân thiện, hiếu khách, bản sắc văn hóa đa dạng...

Đặc biệt, theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, hiện Quần thể di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ có 45 điểm di tích thành phần, trong đó các điểm được đưa vào phục vụ khách tham quan bao gồm: Đồi A1, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hầm Đờ-cát, Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

PGS.TS Trần Quốc Cường – Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên nhấn mạnh: Quần thể di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ là di tích có giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; đồng thời có giá trị lịch sử lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, là một trong những tài nguyên đặc sắc, quý giá không chỉ của tỉnh Điện Biên mà cả nước nói chung.

Với ý nghĩa đó, hiện Quần thể di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ là không gian, sản phẩm du lịch nổi bật của Điện Biên. Đặc biệt, tỉnh Điện Biên xác định trong chiến lược bảo tồn di tích chiến trường đó là đưa Quần thể Di tích chiến trường Điện Biên Phủ trở thành một di sản sống; phát huy giá trị di sản sống, đưa quần thể di tích trở thành điểm đến hấp dẫn, là tài nguyên du lịch chủ đạo, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường, để thu hút và giữ chân du khách đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, những năm qua tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ việc đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích cho đến nâng cao, hoàn thiện các kỹ năng cho đội ngũ những người làm du lịch, nhất là đội ngũ thuyết minh phim; đồng thời tăng cường giới thiệu, quảng bá gắn du lịch lịch sử với các lễ hội, các hình thức du lịch khác…. Từ đó góp phần thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, tri ân tại các điểm di tích.

Với những thế mạnh và lợi thế về tài nguyên văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, lượng khách du lịch đến với tỉnh Điện Biên ngày càng tăng, trong đó, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ chiếm 70% lượng khách tham quan khi tới Điện Biên. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020: tổng lượng khách đến Điện Biên đạt gần 3 triệu lượt, tăng 52% so với giai đoạn 2011-2015, tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 4.768 tỷ đồng tăng 133% so với giai đoạn 2011-2015, góp phần giải quyết việc làm cho 14.000 lao động.

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Năm 2024, tỉnh Điện Biên diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, đây cũng là cơ hội để tỉnh kêu gọi xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

PGS.TS Trần Quốc Cường – Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên: "Phát triển du lịch dựa trên các giá trị của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ là một trong những lựa chọn tốt nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Điện Biên cả trong hiện tại và tương lai".

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Xem tiếp Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform|Điện Biên: Hành trình biến di sản thành tài sản trên vùng chiến địa -Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Nội dung: Hoa Quỳnh - Đỗ Nga

Đồ hoạ: Hà Hương

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Khám phá những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là kho tàng lưu giữ hàng vạn tư liệu tái hiện sinh động những trang lịch sử hào hùng và đau thương của dân tộc Việt Nam.
Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Để những hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không tái diễn, chính những người lớn cần giáo dục bản thân về lịch sử.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.