Longform
22/08/2023 06:00
Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

22/08/2023 06:00

Để ngăn chặn biến tướng "quà biếu", tạo cơ chế xin - cho, ngoài việc cần “thanh lọc” từ nhận thức, phải tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Để ngăn chặn biến tướng "quà biếu", tạo cơ chế xin - cho, ngoài việc mỗi đảng viên cần “thanh lọc” từ nhận thức, phải tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.

------

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Từ hàng loạt đại án được đưa ra ánh sáng như vụ án “chuyến bay giải cứu”, vụ Việt Á, vụ Mobifone mua AVG… đã cho thấy, thực trạng các cựu quan chức nhận quà biếu trị giá hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện và phải trả giá bằng những bản án tù nghiêm khắc đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về sự coi thường kỷ cương, pháp luật của một bộ phận cán bộ, mà đáng buồn lại là chính những đảng viên, những người “gánh vác” trọng trách cao cả đầu tàu của nhiều bộ, ngành. Và chính những món quà tưởng như “vô hình” nhưng lại có sức nặng vạch trần thủ đoạn hối lộ trá hình, sự mua bán, trả lễ lãnh đạo cấp cao, biến tướng từ cơ chế “xin - cho”.

Nhìn trong vụ án “chuyến bay giải cứu” đã thấy rõ biến tướng của cơ chế này. Để được cấp phép các “chuyến bay giải cứu”, nhiều doanh nghiệp miễn cưỡng trở thành "nạn nhân không lối thoát của vấn nạn "xin-cho" của nhiều bộ, ngành. Như chính lời bộc bạch trước tòa của bị cáo Lê Hồng Sơn - Tổng giám đốc Công ty Blue Sky khi cúi đầu nhận tội: "trong vụ án này các doanh nghiệp vừa là bị cáo, vừa là bị hại, nạn nhân của văn hóa phong bì, cơ chế xin cho".

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Hay như Giám đốc Công ty Masterlife Trần Thị Mai Xa từng khai trước tòa, rất "ấm ức khi bị ép đưa tiền", vô tình thành nạn nhân của thông lệ đưa hối lộ ngay từ chuyến bay đầu. Sau đó, bị cáo "cứ thế làm theo và không còn đường ngoảnh lại", đã cho thấy vấn nạn nhức nhối của cơ chế “xin-cho” và “nỗi đau” này vẫn luôn âm ỷ, dễ khiến cả hai đối tượng “xin-cho” cùng đưa nhau vào con dốc trượt ngã rồi tha hóa, biến chất.

Cũng chính từ “ánh hào quang rực rỡ” của tiền tài, danh vọng đã khiến nhiều quan chức “lòng tham che mờ lý trí” đến mức như cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng từng khai, “không nhớ đã nhận những tiền của ai, bao nhiêu” để rồi đến lúc phải cúi mặt xin lỗi Đảng, Nhà nước và đặc biệt là công dân Thủ đô "khi sai phạm đã làm xấu hình ảnh một Hà Nội thanh lịch hào hoa". Và kết cục sau cùng, hàng loạt cựu quan chức phải trả giá bằng bản án tù như một sự “trả nghiệp của cuộc đời” với nhiều day dứt, ân hận muộn màng.

Cũng từ những con số biết nói, với tổng số tiền đưa, nhận hối lộ lên đến hàng nghìn tỷ đồng từ các vụ án trên đã gióng lên hồi chuông báo động công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn những mặt hạn chế. Đặc biệt là từ một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái, biến chất, vi phạm pháp luật và đạo đức, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, đồng thời là cái cớ để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chống phá nhằm thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ta.

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Tại Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã đề ra một trong những giải pháp phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đó là: “Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, “duyệt-cấp”.

Không thể phủ nhận, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao... Lịch sử cũng minh chứng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định và đặc biệt, qua hàng loạt vụ đại án vừa qua được phát hiện, xử lý nghiêm minh đã cho thấy việc xử lý không có vùng cấm, qua đó đã tạo sức răn đe, cảnh tỉnh. Đồng thời, tạo được sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và nhân dân; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; không chấp nhận những cán bộ, đảng viên ngả nghiêng, dao động.

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Ghi nhận những thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là sự quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, song TS. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới (nay là Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) lý giải: thời gian qua, chúng ta xử lý tham nhũng rất mạnh, nhưng cơ chế “xin-cho” vốn là cái gốc đẻ ra tham nhũng lại không thay đổi, thế nên mới chỉ giải quyết hệ quả, chứ chưa giải quyết nguồn gốc; người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng Trung ương cần sớm nghiên cứu, tìm ra giải pháp khả thi, phù hợp để từng bước đẩy lùi, giảm thiểu tác hại và tiến tới chấm dứt cơ chế lạc hậu "xin-cho" ra khỏi đời sống xã hội. Vì cơ chế bất cập này là một trong những mầm mống làm suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Để “chặt gốc” vấn nạn tham nhũng và để quà biếu mãi là nét đẹp trong văn hóa người Việt, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Lê Như Tiến cho hay, chúng ta cần phải có giải pháp để ngăn chặn từ xa. Trước tiên, nếu trong các văn bản pháp quy chưa đầy đủ, chúng ta phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Qua đó, có thể hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, thông tư, nghị định của Chính phủ, các bộ, ngành để ngăn chặn nạn “quà biếu” từ biến tướng “xin–cho”, hối lộ trá hình.

Còn nếu đã đầy đủ rồi mà hiện tượng này vẫn còn xảy ra, thì phải có giải pháp ngăn chặn bằng việc tổ chức thực hiện, trên cơ sở tăng cường thanh tra, kiểm tra của các cấp có thẩm quyền. Đồng thời, quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu ra sao, bởi cũng chủ yếu người có chức, có quyền và thường là người đứng đầu, hoặc cấp phó của người đứng đầu mới được “tặng quà”.

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Đặc biệt, cần coi trọng, phát huy “tai mắt” của các cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, rồi cơ quan thanh tra của các cơ quan hành pháp, cơ quan kiểm tra của Đảng. Nếu làm tốt, chúng ta hoàn toàn biết được những hiện tượng tiêu cực.

Bên cạnh đó, muốn xây dựng một thể chế chính trị ưu việt, một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự trung thành, tận tụy, liêm chính, vì dân, vì nước, thì việc “đào tận gốc, trốc tận rễ” cơ chế “xin-cho” phải được coi là một trong những giải pháp ưu tiên, cần kíp trong công tác quản trị quốc gia hiện nay.

Theo ý kiến nhiều luật sư và chuyên gia pháp lý, để ngăn chặn nạn “quà biếu” trá hình dưới hình thức hối lộ hay biến tướng từ cơ chế “xin-cho”, trong các điều luật, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các hành vi vi phạm từng trường hợp và gắn với các khung hình phạt tương ứng. Chúng ta phải lượng hóa được vấn đề này thì mới đủ sức răn đe. Và khi đã có chế tài rồi, vẫn “cố tình” vi phạm thì phải xử lý thật nghiêm minh mới có thể ngăn chặn được.

Về nội dung này Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Sĩ quan Chính trị nêu quan điểm: Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng thời gian qua có mặt còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức trong phòng, chống tham nhũng, thiếu tự giác chấp hành.

Vẫn còn tình trạng thờ ơ, ngại đấu tranh với biểu hiện tham nhũng trong nội bộ; trách nhiệm nêu gương của một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm túc, tính tiên phong, gương mẫu chưa cao; một bộ phận không nhỏ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng chức vụ, quyền hạn và những sơ hở của chính sách, pháp luật, sự lơi lỏng trong công tác quản lý để tham nhũng, trục lợi. Thực tế những vụ án nổi cộm về tham nhũng, tiêu cực liên quan đến Công ty Việt Á và các "chuyến bay giải cứu", Việt Á, hay trong hoạt động đăng kiểm ô tô vừa qua đã minh chứng rõ điều này.

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Cùng với đó, các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ ở một số cơ quan, tổ chức; những quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chậm được triển khai và chưa thực hiện quyết liệt; việc kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra theo phân cấp còn chưa thường xuyên và thiếu nghiêm túc; có nơi chưa chủ động phát hiện, xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm, dẫn đến từ vi phạm nhỏ thành vi phạm lớn...

Tại Đại hội XIII, Đảng ta cũng đã xác định: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đảng đưa công tác phòng, chống tham nhũng lên tầm cao hơn, là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, với tinh thần phải làm quyết liệt, thể hiện qua 3 vấn đề.

Một là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn; hai là, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm không có vùng cấm, không có ngoại lệ; ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

PGS.TS Bùi Quang Huy nhấn mạnh, từ quyết tâm của Đảng đã cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, nhiều khó khăn, phức tạp, phải tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực, với những cách làm vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Đảng ta chủ trương phải xây dựng được cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; bảo đảm chế độ chính sách để “không cần tham nhũng” và xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn tham nhũng”.

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Cũng từ nhiệm vụ cấp bách trên, Đại tá, PGS, TS Bùi Quang Huy kiến nghị: "Cần quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm "4 không" (không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng) thì chắc chắn tham nhũng, tiêu cực sẽ được đẩy lùi, giảm nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", góp phần củng cố niềm tin của người dân về hình ảnh những người đảng viên gương mẫu, liêm chính, đồng thời nhằm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".

Và hơn hết, theo PGS, TS Bùi Quang Huy, một trong những giải pháp căn cơ là cần phải tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần chỉ rõ: "Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn; ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước".

Longform | Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin - cho”

Vì thế, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là vấn đề tất yếu để lựa chọn, sàng lọc, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ thực sự có đức, có tài của Đảng và hệ thống chính trị. Do đó, để phòng, chống nguy cơ tha hóa quyền lực cần phải có những cơ chế kiểm soát quyền lực một cách chặt chẽ.

Thực hiện: Nhóm Phóng viên

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Lào Cai ban hành kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023

Lào Cai ban hành kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong năm 2023.
Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực.
Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), thông tin nhiều nội dung về kinh tế năm 2023 và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.