Longform
28/06/2024 21:59
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

28/06/2024 21:59

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Có mặt tại Sơn La đúng vào thời điểm lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La vừa bắt giữ một đối tượng trú tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) vận chuyện trái phép 1.180 viên ma túy tổng hợp vào địa bàn xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La), chia sẻ với phóng viên, Đại tá Bàn Văn Chanh – Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La cho biết: Việc đấu tranh, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy được thực hiện từ sớm, từ xa, từ ngoài biên giới, tránh tối đa để các đối tượng áp sát đường biên rồi tìm cách đưa vào khu vực nội địa.

Được xác định là một trong những địa bàn phức tạp và trọng điểm về hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng Bộ đội biên phòng, tại Sơn La nhiều vụ vận chuyển, buôn bán chất ma túy từ bên kia biên giới vào Việt Nam đã kịp thời được ngăn chặn, công tác đấu tranh với loại tội phạm này đã đạt được những kết quả tích cực.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Bên cạnh đó, Sơn La cũng là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là cửa ngõ giao lưu quan trọng với Lào và cộng đồng quốc tế; tuyến biên giới tỉnh Sơn La có chiều dài 274,056 km đường biên giới quốc gia, 125 vị trí (126 mốc quốc giới), 11 cọc đánh dấu các điểm đặc trưng hướng đi của đường biên giới (từ mốc 257 đến mốc 259) tiếp giáp với tỉnh Luông Pha Băng và tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; vùng biên giới gồm 6 huyện: Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ; khu vực biên giới có 17 xã với 308 bản, trong đó có 73 bản tiếp giáp biên giới. Trên toàn tuyến bố trí 10 đồn Biên phòng (có 2 cửa khẩu chính, 2 cửa khẩu phụ, 7 trạm kiểm soát Biên phòng).

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Song song với đó là các đường mòn, đường tắt qua lại hai bên biên giới cùng với cư dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc, dân tộc, dòng họ ở sát biên giới, thường xuyên qua lại thăm thân, trao đổi hàng hoá… đây là điểm đặc trưng để các loại tội phạm nói chung, tội phạm về ma tuý nói riêng lợi dụng móc nối hình thành các tổ chức, đường dây tội phạm xuyên biên giới.

Cùng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, các đối tượng sẵn sàng chống trả đến cùng khi bị phát hiện, bắt giữ- đây là tính chất đặc trưng của loại tội phạm này, vì thế mà lực lượng Bộ đội Biên phòng vẫn chưa giấy phút nào được ngơi nghỉ.

Đại tá Bàn Văn Chanh chia sẻ, với địa hình phức tạp, hiểm trở, khó tiếp cận, kiểm soát; mùa mưa thì thường xảy ra lũ quét, lũ ống, bị chia cắt, mùa khô thì bị sương mù dày đặc che khuất tầm nhìn, nhiều đường mòn, lối tắt cùng với đó Sơn La có cung đường gần khu vực tam giác vàng nhất, tội phạm ma túy đã lợi dụng triệt để các yếu tố trên để vận chuyển áp sát biên giới sau đó dấu trên rừng, ngụy trang bằng các phương thức, thủ đoạn tinh vi.

Đáng chú ý là xu hướng “không tiếp xúc” như: Giao dịch không tiếp xúc, vận chuyển không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc. Các đối tượng chia ra các phân đoạn vận chuyển, thậm chí ở từng khâu các đối tượng không cần biết nhau, chúng sử dụng tiếng “lóng”, tiếng dân tộc để liên lạc với các đối tượng tại Việt Nam.

Các đối tượng lợi dụng, trà trộn hoặc giả trang là người dân bản, là người làm nương, làm rẫy, chăn thả gia súc, hoặc chúng mua chuộc những người dân có các lán nương sát biên giới để cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma túy… do sống gần khu vực biên giới, các đối tượng rất thông thạo địa bàn, điều này đã đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức cho lực lượng biên phòng trong nắm bắt tình hình, đấu tranh, ngăn chặn các vụ vận chuyển ma túy vào Việt Nam” - Đại tá Bàn Văn Chanh cho hay.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Lợi dụng địa hình khu vực rừng núi hiểm trở, nhân dân vùng giáp biên trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật còn hạn chế nhưng thường xuyên qua lại để giao thương buôn bán, làm ăn... Từ thực tế đó, tội phạm về ma túy đã lén lút tiếp tục móc nối với các đối tượng người nước ngoài, chủ yếu là người Lào tạo dựng mạng lưới, hình thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn.

Loại ma túy được vận chuyển qua biên giới chủ yếu là heroin, ketamine, ma túy tổng hợp đa dạng và hồng phiến hay nhựa thuốc phiện.

Nội biên khu vực biên giới, vấn nạn và tệ nạn ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp với số lượng người mắc nghiện ma túy còn tương đối cao, kéo theo sự hoạt động của các điểm, tụ điểm bán lẻ ma túy- đây là mầm mống, nguồn “cung ứng” mạng lưới chân rết để các đối tượng chủ mưu cầm đầu đứng sau chỉ đạo hình thành các tổ chức đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy lớn, xuyên quốc gia.

Hoạt động mua bán lẻ chất ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các điểm mua bán lẻ thường không trực tiếp tham gia mà chỉ đứng sau chỉ đạo.

Hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, liều lĩnh và hết sức manh động. Chúng luôn có xu hướng sử dụng vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ. Đòi hỏi công tác nắm tình hình đối tượng của lực lượng chức năng phải rất chủ động, xây dựng các phương án phải tính toán rất chặt chẽ biện pháp nghiệp vụ để vô hiệu hóa triệt để mối nguy từ vũ khí nóng. Lực lượng chuyên trách phải có tinh thần tấn công tội phạm cao độ, trong các phương án chúng tôi luôn quán triệt phương châmCương quyết đấu tranh tội phạm, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bảo vệ nhân dân và đồng đội”- Đại tá Bàn Văn Chanh cho biết.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Đại tá Bàn Văn Chanh khẳng định, loại tội phạm này cực kỳ nguy hiểm, rất manh động, do đó hàng năm chúng tôi đều có các kế hoạch cử cán bộ ra ngoại biên hoạt động nghiệp vụ, đồng thời hàng tháng, hàng quý tổ chức gặp mặt trên biên giới, giao ban trao đổi tin tức, tình hình, hoạt động của tội phạm về ma túy liên quan đến hai biên giới với lực lượng chức năng nước bạn Lào để trao đổi thông tin, có kế hoạch phối hợp ngăn chặn từ ngoại biên.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Qua đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã tư vấn về nghiệp vụ, chuyên môn cho các bạn Lào. Nhờ đó, chất lượng, hàm lượng nghiệp vụ trong tổ chức đấu tranh chuyên án, giải quyết yêu cầu vụ án, nhất là năng lực mở rộng điều tra các vụ án về ma túy của lực lượng chức năng phía Bạn đã được nâng lên rõ rệt.

Được biết, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La, hàng năm Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các đơn vị trong công tác phòng chống tội phạm.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Điển hình như tội phạm vận chuyển ma túy qua biên giới, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái… Qua đó, công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát được thực hiện liên tục. Đặc biệt, lực lượng biên phòng đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát biên giới.

Các địa bàn trọng điểm đối diện biên giới Việt Nam mà phức tạp về ma túy được chúng tôi tăng tần suất tuần tra, tuần tra song phương với lực lượng Lào, tuần tra đơn phương cùng với các lực lượng tại địa phương như dân quân tự vệ, công an các xã vùng biên” - Đại tá Bàn Văn Chanh thông tin.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Bộ đội Biên phòng Sơn La xác định rõ, mọi mặt trận bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia cũng như trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Dân là "cột mốc sống', là tai mắt để giúp đỡ cho Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và phòng chống các loại tội phạm.

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Để dân hiểu, dân chia sẻ và dân cộng tác với mình thì việc đầu tiên phải tuyên truyền. Ở khu vực biên giới đồng bào ít có điều kiện đi học, nhận thức còn hạn chế, nói một lần không hiểu, cán bộ biên phòng phải nói nhiều lần”- Đại tá Bàn Văn Chanh nhấn mạnh và nói: Ở đây công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới được lực lượng biên phòng làm rất tốt. Chúng tôi trực tiếp đến từng gia đình khu vực biên giới để tuyên truyền, hướng dẫn bà con tăng gia, sản xuất. Đa phần các hộ dân đều ở cách xa nhau, nhiều khi để đến được 2 hộ dân, cán bộ biên phòng phải đi cả ngày đường, vì mỗi hộ ở một quả núi, đường vào thì khó khăn, hiểm trở.

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Đối với các hộ dân giáp biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La giao cho cán bộ, mỗi cán bộ phụ trách vài hộ gia đình hàng ngày thường xuyên bám, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất minh để cảm hoá, giáo huấn họ về phía mình, để họ cộng tác, giúp đỡ mình.

Trường hợp không tiến bộ thì áp dụng biện pháp nghiệp vụ để quản lý, theo dõi, nếu phát hiện có dấu hiện bao che, tiếp tay hoặc tham gia thực hiện tội phạm về ma tuý thì kiên quyết ngăn chặn, đấu tranh, bắt giữ, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Đại tá Bàn Văn Chanh cho hay, để tuyên truyền đến bà con, mình phải cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất với dân, mình hướng dẫn bà con chăn nuôi, trồng cây trên đất dốc để phát triển kinh tế, hỗ trợ giống, hỗ trợ tìm hiểu thị trường tiêu thụ, giá cả cho sản phẩm nông sản giúp bà con…

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Đặc biệt là các chương trình: Thầy giáo quân hàm xanh, Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em đến trường… đã tạo sự gần gũi và tin yêu của dân, mọi vấn đề trên biên giới bà con đều chia sẻ với mình. Đây là phên dậu lòng dân nơi biên giới.

Nhờ đó, công tác nắm bắt tình hình ở khu vực biên giới đặc biệt là tại các điểm nóng về ma túy được được kiểm soát từ sớm, từ xa, từ ngoài biên giới.

Từ những nguồn tin ban đầu, lực lượng nghiệp vụ kịp thời báo cáo với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để phân tích, tổng hợp, đưa ra nhận định, đánh giá sát đúng với diễn biến tình hình. Trên cơ sở đó, tổ chức bố trí, sử dụng lực lượng, phượng tiện, kỹ thuật, động vật và biện pháp nghiệp vụ phù hợp để kịp thời phát hiện, theo dõi, phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này.

Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

-----

Longform | Bài 1: Nhọc nhằn công tác chống ma túy vùng biên

Nội dung: THU HƯỜNG-ĐỨC LÂM

Đồ hoạ: HÀ HƯƠNG

Thu Hường

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

Hải quan Hà Nội đã triệt phá nhiều vụ buôn ma túy lớn với thủ đoạn tinh vi, tăng cường kiểm soát, phối hợp quốc tế để ngăn chặn tội phạm ma túy xuyên biên giới.
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.

Xem thêm

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
|< < 1 2 3 4 > >|