Longform
28/05/2023 06:00
Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình Quản lý thị trường mới

28/05/2023 06:00

“Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường.
Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được đánh giá là một công tác khá đặc thù. Bởi những phương thức, thủ đoạn vi phạm mà lực lượng đấu tranh phải đối diện không thể lường trước được, và có thể ví như một "sợi dây uốn dẻo" ra muôn hình vạn trạng.

-----

Ưu việt từ mô hình mới

Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” - lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, vừa phù hợp để từng địa phương, đơn vị vận dụng thực tế trong từng điều kiện cụ thể. Đây không chỉ là tinh thần đoàn kết, thống nhất mà còn là bài học về ý chí, hành động phải triệu người như một của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân ta ở mọi miền Tổ quốc trong tổ chức thực hiện các quyết sách của Đảng.

Xuyên suốt hơn 93 năm qua (3/2/1930 - 3/2/2023), công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa thường xuyên, vừa cấp bách và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Với cách sử dụng từ ngữ dung dị mà khái quát, dân dã mà chặt chẽ, người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên yêu cầu từ trên xuống dưới, tức từ Trung ương đến cơ sở, từ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến cán bộ, đảng viên, người lao động, công dân… phải muôn người một ý chí, quyết tâm “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, coi đó như một lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân ủng hộ, tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Có thể thấy, cả hệ thống chính trị với tổ chức bộ máy theo ngành dọc và mỗi thiết chế cũng như từng người dân trong các mối quan hệ đa chiều phải thông suốt trong nhận thức về yêu cầu cấp bách của cuộc đấu tranh, về nội dung và phương thức tiến hành, về kết quả đấu tranh và những nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục đẩy mạnh…

Trong đó, song hành cùng sự đổi thay, phát triển của đất nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng, đến nay, sau 66 năm hình thành và phát triển (3/7/1957 - 3/7/2023), lực lượng Quản lý thị trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Từ chỗ hoạt động kiêm nhiệm, đơn lẻ, đến nay, lực lượng Quản lý thị trường đã trở thành lực lượng chuyên trách, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Từ Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/5/1951 về việc đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành Công Thương Việt Nam; trong tiến trình phát triển ấy, trước nhu cầu bức thiết cần có một lực lượng ổn định thị trường, bảo vệ và phát triển nền sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290/TTG thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước.

Đặc biệt, một sự kiện pháp lý quan trọng đối với lực lượng Quản lý thị trường chính là ngày 8/3/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua Pháp lệnh Quản lý thị trường. Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh quản lý thị trường và Nghị định số 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 148. Đây chính là bước tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho giai đoạn kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

Đến ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, Tổng cục được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, lực lượng Quản lý thị trường đã khẳng định được tính hiệu quả; khắc phục được điểm yếu lớn nhất từ trước đây đó là sự chia cắt theo địa bàn.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhận định, từ năm 2018 đến nay, kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngành dọc, liên quan đến các các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý hàng chục ngàn vụ việc vi phạm.

Cụ thể, theo số liệu thống kê, năm 2018, lực lượng Quản lý thị trường cả nước xử lý 4.392 vụ việc, phạt tiền vi phạm hành chính trên 41 tỷ đồng; năm 2019 xử lý 4.987 vụ vi phạm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 43 tỷ đồng; đến năm 2022 xử lý 3.069 vụ việc vi phạm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 38 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm 2023, trên cả nước, lực lượng xử lý 1.764 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 15,7 tỷ đồng.

Có thể thấy, hoạt động theo mô hình ngành dọc với cơ cấu tổ chức tập trung, thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, với phương châm “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” đã tạo được sự đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, điều hành, tạo thuận lợi trong việc phối hợp hành động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên thị trường.

"Trận đánh lớn" chống buôn lậu

Thực tế đã chứng minh, việc tổ chức theo ngành dọc đã giúp chỉ đạo được xuyên suốt từ Bộ Công Thương, Tổng cục đến lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương, tạo thuận lợi cho các đơn vị phối hợp hành động kịp thời. Do đó, lực lượng đã đạt được những thành công “chưa từng có” khi đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm lớn, hoặc địa bàn đặc biệt.

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, năm 2022, toàn lực lượng đã tiến hành thanh, kiểm tra 70.902 vụ, phát hiện, xử lý 43.989 vụ vi phạm (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021); chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Thu nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021). Trị giá hàng tịch thu gần 96 tỷ đồng, trị giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hơn 19 tỷ đồng.

““Đường đi” của hàng lậu, hàng giả đang lắt léo hơn. Hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn được bày bán tại các tuyến phố, chợ truyền thống và tại các trung tâm thương mại lớn, hành vi kinh doanh này đã làm ảnh hưởng lớn đến các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính và quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng - ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhận định.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Bên cạnh đó, hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả được bán qua hình thức thương mại điện tử ngày càng phổ biến do hành vi tiêu dùng của dân đã thay đổi nhanh chóng. Người tiêu dùng đã chuyển đổi từ hình thức mua bán trực tiếp sang phương thức trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các công ty, dịch vụ chuyển phát nhanh…

Cũng trong năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường có 2 dấu ấn đậm nét nhất. Một là, chất lượng các cuộc thanh kiểm tra ngày càng tốt, đặc biệt là các vụ việc kiểm tra, xử phạt mang tính đột xuất. Trong cả năm 2022, toàn lực lượng đã tiến hành thanh kiểm tra đột xuất 34.094 vụ, xử lý 33.368 vụ (chiếm 98%). Cùng với đó, công tác kiểm tra định kỳ được duy trì thường xuyên, thanh tra chuyên ngành cũng được chú trọng, quan tâm.

Hai là, trong năm 2022, mặt hàng, lĩnh vực mà lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, thanh tra rất đa dạng, phong phú, ở hầu hết các mặt hàng.“Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, năm 2022, toàn lực lượng đã tập trung kiểm tra những mặt hàng trọng tâm có nhu cầu tiêu dùng cao như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc..." - ông Trần Hữu Linh thông tin. Trong bối cảnh đó, Quản lý thị trường trở thành lực lượng “tai mắt” của ngành Công Thương trong cuộc chiến phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Điển hình, trong những ngày đầu tháng 11/2022, tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo đồng loạt kiểm tra nhiều cửa hàng tại các trung tâm thương mại, chợ có mật độ buôn bán sầm uất như trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Tân Thành, phát hiện thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm là túi xách, mắt kính, quần áo, giày dép có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng; 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu với số lượng lớn ở huyện Bình Chánh,...

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Trong diễn biến liên quan đến vụ việc hàng giả tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, bên lề kỳ họp Quốc hội khóa XV, một số đại biểu đã có những chia sẻ thẳng thắn về vai trò, trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái cũng như những đánh giá, nhận định về mô hình hoạt động theo ngành dọc của lực lượng sau hơn 4 năm triển khai.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn TP. Hà Nội đánh giá về hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường bên lề kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV - cho biết, thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, tích cực khi triển khai nhiều biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

"Qua đó, phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ việc vi phạm, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và an ninh kinh tế" - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nhìn nhận và cho biết, sự bùng nổ của dịch vụ Internet và hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin và thực hiện việc mua bán các sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng...

Đây là đáng báo động, gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng, làm nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra hoạt động thương mại điện tử

Xác định đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại là "cuộc chiến" trường kỳ, cần sự phối hợp từ nhiều phía, năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phối hợp với lực lượng công an tại các tỉnh, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bình Dương... triệt phá nhiều kho hàng lớn với nhiều sản phẩm hàng hóa các loại có khối lượng và giá trị vi phạm rất lớn.

Số lượng các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có tổ chức, quy mô lớn, liên địa bàn đã được phát hiện, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, người dân và doanh nghiệp đã được kịp thời dự báo, phản ứng nhanh và có hiệu quả. Cùng với các cơ quan, lực lượng chức năng khác, lực lượng Quản lý thị trường đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Kết quả quan trọng này đã được ghi nhận tại Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Công tác quản lý thị trường được triển khai quyết liệt; công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bước đầu được nâng lên, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý chặt chẽ các hoạt động bán hàng đa cấp”

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, “thành quả có được ngày hôm nay là một lực lượng Quản lý thị trường hoạt động ngành dọc tương đối hoàn chỉnh về bộ máy, chất lượng đội ngũ công chức được nâng lên hàng năm, hạ tầng pháp lý ngày càng được hoàn thiện, nhất là pháp lý của lực lượng Quản lý thị trường.

Cùng với đó, câu chuyện về ứng dụng công nghệ thông tin mà đặc biệt là hệ thống INS vận hành tương đối trơn tru, xóa bỏ hẳn hệ thống ấn chỉ truyền thống và một vệ tinh với nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ đắc lực cho hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, những câu chuyện truyền thông đã mang lại nhiều thành quả, hình ảnh lực lượng Quản lý thị trường đã được người dân biết đến kịp thời, thường xuyên và tích cực hơn.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương, trong suốt 66 năm qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thể hiện rõ vai trò chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, ổn định thị trường, chống các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh hành vi nhập lậu, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước cũng kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong 4 tháng đầu năm 2023, toàn lực lượng đã kiểm tra, xử phạt 4.700 vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cá biệt, có nhiều vụ việc, hàng hóa liên quan đến sức khỏe của người dân như vụ kiểm tra, phát hiện gần 1 tấn bao bì tem nhãn và gần 2 tấn thành phẩm, nguyên liệu thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc tại Khu đô thị Times City (Hà Nội) ngày 23/2.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

Dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là trên môi trường thương mại điện tử, theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường đặt mục tiêu, thay đổi toàn diện phương thức làm việc; chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7 mọi lúc, mọi nơi.

Cùng với đó, tập trung phòng chống và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý địa bàn tập trung; Siết chặt kỷ luật công vụ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý đơn vị… để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.

“Quản lý thị trường cả nước sẽ tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Lực lượng cũng tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra công vụ đột xuất đối với công chức, từng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa”- Người đứng đầu Tổng cục Quản lhị trường nhấn mạnh.

Longform | Bài 1: “Đánh thức” sự chuyển mình trong mô hình mới

*Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thực hiện: Trang Anh

Nhiều mô hình mới, cách làm hay Quản lý thị trường: Khẳng định vai trò chủ công theo mô hình mới

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện hỏa tốc về ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện hỏa tốc về ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tối ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3.
Quản lý thị trường: Siết chặt kiểm tra, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá trong bão

Quản lý thị trường: Siết chặt kiểm tra, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá trong bão

Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường lực lượng kiểm tra, rà soát thị trường, tuyệt đối không để có tình trạng găm hàng, tăng giá trong cơn bão số 3
Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Chiều 7/9, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương (Ban Chỉ huy) có báo cáo về công tác ứng phó với cơn bão số 3.