Longform
03/07/2022 08:07
Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

03/07/2022 08:07

Sau 65 năm hình thành và phát triển (3/7/1957 - 3/7/2022), lực lượng quản lý thị trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động.
65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, đến nay, sau 65 năm hình thành và phát triển (3/7/1957 - 3/7/2022), lực lượng Quản lý thị trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, tạo nhiều dấu ấn đậm nét, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Công Thương và người dân ghi nhận.

----------

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/5/1951 về việc đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành Công Thương Việt Nam. Trong tiến trình phát triển ấy, trước nhu cầu bức thiết cần có một lực lượng ổn định thị trường, bảo vệ và phát triển nền sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290/TTG thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước. Đây là mốc son đánh dấu sự hình thành và bắt đầu quá trình phát triển của lực lượng quản lý thị trường.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương, trong suốt 65 năm qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thể hiện rõ vai trò chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, ổn định thị trường, chống các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Tuy nhiên, tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã phát triển ở mức độ tinh vi, phức tạp hơn. Hành vi vi phạm không chỉ ở địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh mà có phạm vi rộng hơn, liên tỉnh, liên vùng, thậm chí móc nối với các đối tượng ở nước ngoài.

Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã và đang trở thành một kênh tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng khiến lực lượng chức năng rất khó phát hiện kiểm tra và xử lý. Chính vì thế, cách tổ chức lực lượng Quản lý thị trường theo mô hình cũ, chia cắt theo địa phương đã bộc lộ những giới hạn, không theo kịp nhu cầu quản lý trong tình hình mới.

Chỉ tính riêng từ năm 1995 đến 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 1.795.208 vụ vi phạm, trong đó 423.085 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 179.649 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, 119.778 vụ vi phạm về giá, 1.072.696 vụ kinh doanh trái phép và vi phạm khác, thu nộp ngân sách nhà nước trên 5.204 tỷ đồng, trong đó 2.982 tỷ đồng phạt hành chính, 2.078 tỷ đồng bán hàng tịch thu và gần 144 tỷ đồng truy thu thuế.

Nhiều vụ vi phạm có quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương đã được Quản lý thị trường phát hiện và xử lý. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Quản lý thị trường đã góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng.

Trong hơn 3 năm qua, kể từ khi chuyển đổi mô hình sang ngành dọc, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra gần 330.000 vụ, phát hiện, xử lý trên 214.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước ước trên 1.220 tỷ đồng. Tổng cục Quản lý thị trường, đã chuyển 536 vụ sang cơ quan điều tra, đã khởi tố 96 vụ vi phạm.

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Một sự kiện pháp lý quan trọng đối với lực lượng Quản lý thị trường chính là ngày 8/3/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua Pháp lệnh Quản lý thị trường. Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh quản lý thị trường và Nghị định số 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 148. Đây chính là bước tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho giai đoạn kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

Đến ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, Tổng cục được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Trong thư chúc mừng 65 năm ngày truyền thống lực lượng quản lý thị trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, lực lượng Quản lý thị trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, trở thành lực lượng chuyên trách, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, với hơn 6.000 công chức và người lao động. Đặc biệt, sau khi được tổ chức, hoạt động theo mô hình mới, lực lượng Quản lý thị trường đã không ngừng nỗ lực, vươn lên và đạt được những thành tích nổi bật trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, góp phần lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính...

Thực tế đã chứng minh, với việc tổ chức theo ngành dọc đã giúp chỉ đạo từ Tổng cục xuyên suốt, tạo thuận lợi cho các đơn vị phối hợp hành động kịp thời, làm nên những thành công “chưa từng có” của lực lượng, khi đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm lớn, hoặc địa bàn đặc biệt mà trước đây chưa bao giờ đến.

Phải kể đến sự phối hợp lực lượng công an xử lý tổng kho buôn lậu hàng hóa tại TP. Lào Cai; kho hàng giả 13.726 sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 8 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc tại Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ khoảng 40 tấn hàng gồm 123.425 sản phẩm, chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, đồ gia dụng và rượu; hay trước đó, đã tổ chức kiểm tra, xử lý các điểm nóng và kinh doanh hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bến Thành, chợ Ninh Hiệp, quận Hoàn Kiếm...

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Bên cạnh đó, một số vụ việc có dấu hiệu hình sự đã chuyển cơ quan công an như tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá gần 10 tỷ đồng tại Bắc Ninh, công an đã ra quyết định khởi tố, tạm giam đối tượng người nước ngoài; vụ việc 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ không có hóa đơn chứng từ, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng để điều tra…

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Đặc biệt, lực lượng Quản lý thị trường còn thể hiện vai trò tiên phong trong trận chiến chống đại dịch Covid-19 khi vừa kiểm tra, kiểm soát thị trường, vừa tham gia túc trực để điều phối các mặt hàng phòng chống dịch tới tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý. Lực lượng Quản lý thị trường cũng là cơ quan đầu tiên đưa ra cảnh báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về nạn thu gom khẩu trang, găng tay y tế đã qua sử dụng để tái chế, bán ra thị trường.

Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường cũng ngăn chặn thành công nhiều vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu thời gian gần đây. Đây là những nỗ lực không nhỏ của toàn lực lượng Quản lý thị trường trong điều kiện Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống tổ chức mới, lực lượng Quản lý thị trường đã phát huy vai trò, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thị trường.

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

65 năm lực lượng Quản lý thị trường:  Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Trước bối cảnh hội nhập mới, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều mặt trái của thị trường đòi hỏi phải có phương thức mới trong tiếp cận, đấu tranh và xử lý. Nắm bắt thực tế này, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ động đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin, coi đó là công cụ đi đầu tạo ra bước đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động.

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Theo đó, lực lượng Quản lý thị trường đã đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cơ sở dữ liệu và quản lý công tác tài chính; hệ thống xử phạt vi phạm hành chính, hệ thống hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu...

Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 1/2/2022, Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) của Tổng cục Quản lý thị trường đã chính thức được áp dụng trong toàn lực lượng sau 2 năm triển khai. Đây được coi là “cuộc cách mạng” trong chuyển đổi số vào hoạt động công vụ mà người đứng đầu Tổng cục ví von là “linh hồn của lực lượng Quản lý thị trường”.

Ngoài ra, nhằm hướng tới lực lượng chính quy - chuyên nghiệp, ông Trần Hữu Linh cũng xác định, đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong những nhiệm vụ chính của lực lượng. Trong năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở chuyên ngành đào tạo đầu tiên về lĩnh vực Quản lý thị trường. Đây cũng là lần đầu tiên, lực lượng có một trường Đại học đào tạo chính quy, bài bản và chuyên sâu.

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Điểm nhấn trong 65 năm, có lẽ phải kể đến chính là năm 2021, trang phục màu "cỏ úa" đã chính thức được thay màu áo mới - màu xanh dương làm chủ đạo, biểu tượng cho sự trung thành, tin cậy.

Với sự thay đổi trang phục mới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đánh giá: “Việc thay đổi trang phục chính là thay đổi cả bộ mặt của Tổng cục. Lãnh đạo Bộ rất kỳ vọng từ sự thay đổi trang phục này, với mong muốn hình ảnh của Quản lý thị trường trong con mắt người dân, Chính phủ sẽ đẹp hơn."

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Ngoài ra, một điểm nhấn khác của lực lượng Quản lý thị trường đó là năm 2021, Tổng cục lần đầu tiên khai trương Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội và thành lập Tạp chí quản lý thị trường (cả bản in và điện tử).

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, lực lượng Quản lý thị trường cũng ghi dấu ấn trong các nhiệm vụ mang yếu tố chính trị, như tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác hỗ trợ lưu thông và tiêu thụ nông sản mùa vụ cho bà con nông dân.

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đan xen, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, lực lượng Quản lý thị trường cần nhận thức rõ và đầy đủ hơn về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ được giao; tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng phương pháp, tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức công vụ để hướng tới xây dựng lực lượng chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại.

Năm 2022 là năm quan trọng, ghi dấu ấn của toàn lực lượng khi bước sang tuổi 65 với khí thế mới, tâm thế mới và trọng trách mới, ông Trần Hữu Linh cho biết, thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cấp ủy và chính quyền địa phương. Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh nổi cộm trên thị trường.

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Đặc biệt, khoác lên mình trang phục mới, toàn lực lượng sẽ có thêm tinh thần mới, sức mạnh mới để nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng tin cậy, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, đúng như sự kỳ vọng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong thư gửi lực lượng quản lý thị trường nhân dịp 65 năm ngày truyền thống lực lượng.

Longform 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Thực hiện: Nhóm phóng viên

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.