Thứ tư 14/05/2025 18:17

Long An ngăn chặn kịp thời 110 bao đường cát nhập lậu

Qua kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường Long An đã ngăn chặn kịp thời xe ô tô tải vận chuyển 110 bao đường cát nhập lậu.

Vụ việc do Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Long An kiểm tra, phát hiện vào lúc 2 giờ ngày 12/9/2022, trên tuyến quốc lộ 62, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa.

Theo đó, vào lúc 2 giờ ngày 12/9/2022, Đoàn công tác Đội Quản lý thị trường số 2, tiến hành kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 62H-027.42 đâu ven quốc lộ 62, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa do đối tượng Nguyễn Thanh Nhàn là tài xế trông coi.

110 bao đường cát có nhãn bằng tiếng nước ngoài nhập lậu do Đội QLTT số 2 tạm giữ ngày 12/9

Qua kiểm tra, trên phương tiện có nhiều bao đường cát có nhãn bằng tiếng nước ngoài nhưng tài xế Nguyễn Thanh Nhàn không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Qua làm việc và kiểm tra thực tế tại hiện trường, số lượng đường cát trên phương tiện biển kiểm soát 62H-027.42 là 110 bao (loại 50kg/bao), tương đương 5.500 kg.

Đoàn công tác Đội Quản lý thị trường số 2 lập quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật đưa về trụ sở Đội để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long Anđã phát hiện, xử lý 3 trường hợp vận chuyển đường cát do nước ngoài sản xuất nhập lậu. Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 130 triệu đồng và tịch thu 9.950 kg đường cát.

Theo lực lượng quản lý thị trường, hiện nay việc buôn lậu đường cát diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu đường là lợi dụng sơ hở của lực lượng chức năng khi tuần tra, kiểm soát, thuê một số cư dân địa phương mang, vác hàng hóa qua biên giới, sau đó nhanh chóng tập kết đưa lên xe ô-tô vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.

Quá trình vận chuyển, đối tượng thuê người canh đường, cảnh giới rất chặt chẽ. Người dân khu vực biên giới còn hạn chế về trình độ và nhận thức, đời sống khó khăn, cơ hội việc làm ít, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp truyền thống không cao, từ đó dễ dàng bị lôi kéo, lợi dụng để tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Tình trạng buôn lậu đường không chỉ vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của nhà nước mà còn khiến cho đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng đến mức doanh nghiệp phải bán dưới giá thành.

Trước thực trạng này, gần đây Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và bảo vệ ngành mía đường trong nước.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Bổ nhiệm loạt lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường

Rùng mình với 5 tấn thực phẩm bẩn vừa bị phát hiện ở Thanh Hóa

Lâm Đồng chỉ đạo khẩn về công tác chống hàng giả

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua biên giới gia tăng

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Thủ đoạn mới cất giấu ma túy qua tuyến hàng không

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?