Thứ hai 21/04/2025 22:07

Long An mời gọi doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao

Long An mong muốn hợp tác với Khu công nghệ Chungnam và mời gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao tại tỉnh này.

Ngày 26/9/2023, Đoàn công tác của tỉnh Long An đã làm việc với Ban lãnh đạo Khu công nghệ Chungnam (Chungnam Techno Park - CTP), Hàn Quốc. Tại buổi làm việc này, Đoàn công tác ngỏ lời mời các thành viên CTP đến Long An để khảo sát thực tế và tìm hiểu cụ thể hơn về môi trường đầu tư của tỉnh.

Đoàn công tác của tỉnh Long An đã làm việc với Ban lãnh đạo Khu công nghệ Chungnam (Chungnam Techno Park - CTP), Hàn Quốc

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, tỉnh này có vị trí chiến lược quan trọng trong việc kết nối trung tâm kinh tế tài chính sôi động như TP. Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nhân lực trẻ dồi dào; kết cấu hạ tầng, mạng lưới giao thông đang được đầu tư đồng bộ; bộ máy chính quyền năng động, đổi mới, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp; quỹ đất phát triển công nghiệp, đô thị được Chính phủ quy hoạch lớn; người dân thân thiện… là môi trường hấp dẫn để các nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm đến đầu tư, hoạt động kinh doanh tại tỉnh.

Liên quan đến các khu công nghiệp và tình hình đầu tư của Long An, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Sơn cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An có 34 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 9.251,6 ha; 44 cụm công nghiệp, diện tích 2.181 ha; mục tiêu đến năm 2030 tỉnh sẽ thành lập thêm 17 khu công nghiệp, diện tích 3.181,4 ha và 28 cụm công nghiệp với diện tích 1.808 ha.

“Các khu, cụm công nghiệp của Long An tập trung chủ yếu tại các huyện tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh sẵn sàng chào đón doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Long An”- ông Huỳnh Văn Sơn nói.

Cũng theo ông Huỳnh Văn Sơn, Long An mong muốn hợp tác với Khu công nghệ Chungnam và mời gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Long An các lĩnh vực: công nghệ cao, tập trung vào các ngành công nghiệp 4.0 tự động hóa, sản xuất linh kiện - thiết bị điện tử và phần mềm, vi mạch, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; sản xuất vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô, linh kiện ô tô; phát triển đô thị sinh thái thông minh; dịch vụ cảng biển, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, logistics; các hệ sinh thái hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: nhà đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu