Điểm lại chính sách, pháp luật liên quan đến kinh doanh từ đầu năm đến nay, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đã có hàng chục ngàn qui định pháp luật ban hành tác động đến doanh nghiệp. Hiện mỗi năm Nhà nước trung ương ban hành khoảng 1.000 văn bản, trong đó trên 50% liên quan đến sản xuất, kinh doanh, có tác động thuận, nhưng cũng có những tác động nghịch. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, lắng nghe phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp để đánh giá, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật là rất cần thiết.
Hội nghị phổ biến Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn thực phẩm |
Tại hội thảo phổ biến, cập nhật những quy định mới về thuế, hải quan cho hàng trăm doanh nghiệp với những nội dung về quản lý, giám sát thủ tục hải quan; thuế xuất nhập khẩu; xuất xứ hàng hóa; thanh kiểm tra hải quan; định giá liên kết; tuân thủ giải quyết giá chuyển nhượng..., do Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phối hợp với Deloitte tổ chức mới đây, ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc khối dịch vụ tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam cho rằng: doanh nghiệp muốn giảm nguy cơ thanh kiểm tra thuế, phải hiểu các quy định của pháp luật, tuân thủ các thủ tục về tính toán, kê khai thuế cũng như thủ tục hải quan. Hội thảo được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật kịp thời, hiểu rõ các qui định của chính sách, pháp luật, qua đó tiết kiệm được các chi phí tuân thủ hành chính, hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng: Chính sách thuế và hải quan là 2 lĩnh vực doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Tuyên truyền, phổ biến chính sách mới, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về thuế, hải quan sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, nâng cao vai trò công tác quản lý Nhà nước. |
Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc (Cục Hải quan Hà Nội) mới đây cũng đã tổ chức phổ biến Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Nghị định 59/2018/NĐ-CP đã điều chỉnh nhiều quy định liên quan đến thủ tục hải quan với hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển; vấn đề kiểm tra, xác định trị giá hải quan; thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; công tác chống buôn lậu; thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác; địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức chuyển phát nhanh, bưu chính... Thông tư 39/2018/TT-BTC cũng đã điều chỉnh và quy định phương thức nộp hồ sơ hải quan điện tử là phương thức chủ yếu. Ngoài phổ biến chính sách, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc cũng đã lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ nhiều vấn đề doanh nghiệp thắc mắc trong quá trình thực thi pháp luật.
Sửa luật để phát triển giao thông đường bộ bền vững Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi, bổ sung) trình Chính phủ, ... |
Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất có ý ... |
Trong tháng 7/2018, hơn 150 doanh nghiệp Hàn Quốc đã có cuộc đối thoại trực tiếp với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, cuộc đối thoại được tổ chức nhằm lắng nghe, giải đáp kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp; đồng thời hướng dẫn, phổ biến nội dung các văn bản qui phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung. Tại đây, hàng loạt câu hỏi thắc mắc doanh nghiệp đưa ra đã được giải đáp thỏa đáng, chẳng hạn như việc xác định nguyên phụ liệu hao hụt; ưu đãi xuất xứ hàng hóa (C/O); mã vạch; trị giá tính thuế; kiểm hóa hộ...
Ông Kim Heung Soo - Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh (Korcham) nhận xét: Thông qua hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, cơ quan quản lý đã kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi nhiều vấn đề bất cập của chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp./.